Hướng Dẫn Xử Lý Dứa Ra Hoa Bằng ETHEPHON Đều 100%

Cây dứa (còn gọi là khóm/thơm) là cây phản ứng tổng số với ánh sáng ngày ngắn

(Có nghĩa là, trong điều kiện thời tiết có độ dài ngày ngắn hơn <10h/ngày thì sẽ tạo điệu kiện thuận lợi để cây dứa đã trưởng thành có thể cảm ứng ra hoa).

📌Tuy nhiên, trong sản xuất thương mại nếu chúng ta để dứa ra hoa tự nhiên thì năng suất và hiệu quả sẽ rất thấp bởi thời gian ra hoa của cả vườn dứa sẽ kéo dài và tỷ lệ ra hoa không thể đạt 100%.

⏩Một số giống như dứa Queen ở miền Trung, nếu để ra hoa tự nhiên thời gian chín sẽ rơi và tháng 6, 7 – đây là giai đoạn khô nóng nhất trong năm – làm cho trái dứa bị khô, mắt dứa không mở, vì vậy mà chất lượng cũng rất kém.

⏩Còn đối với dứa ở các vùng nguyên liệu (Cayenne và MD2) là hai giống chủ lực trong sản xuất dứa hộp, nếu để ra hoa tự nhiên thì toàn bộ dứa sẽ chín tập trung vào cùng thời điểm (kéo dài 1 tháng), các nhà máy sẽ không thể nào mà sản xuất kịp, gây ra tình trạng thừa/ ứ đọng nguyên liệu cục bộ, gây hỏng hóc, thất thoát và thiệt hại rất lớn cho cả nông dân và nhà máy.

Nói như vậy có thể thấy rằng việc xử lý ra hoa bằng chất điều tiết sinh trưởng nhằm rải vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất dứa.

📌Hướng dẫn xử lý ra hoa dứa bằng Ethephon (#ADEPHONE 480SL)

- Với các giống dứa Queen và MD2, việc xử lý ra hoa khá dễ dàng.
- Với giống Cayenne thì xử lý ra hoa gặp khó khăn hơn, do đó cần xử lý với nồng độ Ethephon cao hơn + bổ sung đạm urea.

⏩Queen và MD2:
-Nồng độ ethephon 480 là 0,1 – 0,25%, chỉ xử lý một lần/không cần lặp lại.
- Lượng Ethephon cần dùng: 1 – 2,5L/ha (pha với 1000L nước).
- Có thể xử lý bằng phương pháp nhỏ vào đọt dứa (đổi 20 – 50ml/cây) hoặc phun đều trên mặt lá đều cho kết quả như nhau.

⏩Cayenne:
- Pha ethephon với nồng độ cao hơn Queen 0,25 – 0,5% và bổ sung thêm 1-2% đạm urea.
- Nên xử lý lặp lại 2 lần cách nhau 5-7 ngày.
- Phương pháp xử cũng tương tự như Queen và MD2.

📌Phương pháp kiểm tra kết quả ra hoa:
Sau 10 ngày kể từ thời điểm xử lý cây dứa đã cảm ứng ra hoa và bắt đầu có những thay đổi về hình thái sắp xếp lá.
- Họng mở to.
- Bộ lá có xu hướng xòe ra.

⏩ Nhưng muốn xem rõ hơn kết quả xử lý ra hoa, chúng ta cần phải kiểm tra bên trong thân dứa.

- Chọn một số cây dứa điển hình, cắt ngang phần gốc, bỏ hết phiến lá, dung dao sắc bổ dọc chính tâm thân dứa một cách cẩn thận và quan sát bên trong.

- Nếu thấy đỉnh thân/cồi dứa có nhô lên (hình đỉnh tam giác) thì cây dứa đã ra hoa.


Ngược lại nếu đỉnh thân dứa hình tù/vòm thì cây dứa vẫn chưa ra hoa, khi đó chúng ta có thể đưa ra quyết định nên xử lý lại hay không.

Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cây dứa mới cảm ứng ra hoa, đã nhú hoa.

(Nguồn: Kĩ sư Lê Thảo Hương, Hội trồng dứa Quỳnh Lưu)

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả