Bệnh đốm xám hại cà chua và cách phòng trị

Tên khoa học: Cercospara fuligena Roldan

Bệnh đốm lá hại cây cà chua Cercospora  (còn gọi là bệnh mốc lá Cercospora) xuất hiện trên cà chua Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Phi, Philippin, Ấn Độ, Việt Nam.

1. Triệu chứng bệnh đốm xám trên cây cà chua (Cercospara fuligena Roldan)

- Vết bệnh lúc đầu mờ, lõm, sau lan rộng, mô bị bệnh chuyển thành màu hơi vàng xám. Nấm gây hại cả mặt trên và mặt dưới của lá, lá bị bệnh nặng có thể rụng.

- Nấm mọc thành đám màu xám nhạt ở dưới mặt lá. Trên lá non, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sau tăng nhanh, xuất hiện quầng vàng ở xung quanh, mô bị bệnh ở mặt trên và mặt dưới lá đều bị chết.

- Trong điều kiện khí hậu ẩm nấm sinh ra nhiều bao tử phân sinh, khi nhìn qua kính hiển vi có thể thấy bào tử nấm trên mặt lá. Vết bệnh lan rộng trên lá non, Không bị giới hạn bởi gân lá, có thể làm rách lá.

2. Nguyên nhân gây bệnh đốm xám trên cây và chua (Cercospara fuligena Roldan)

- Bệnh do nấm Cercospora fuligena (Roldan), thuộc họ Dematiaceae, bộ Moniliales, lớp Nấm Bất toàn gây ra.

- Quan sát lớp bệnh trên lá bằng kính hiển vi thấy cành bào tử phân sinh mọc thành cụm, mỗi cụm 2 - 5 cành hoặc nhiều hơn, các cành mọc tỏa ra. Cành bào tử có màu nâu nhạt, có vách ngăn hơi cong, kích thước của bào tử phân sinh 25 - 70  x 3,5 - 5 micromet dạng hình chùy hoặc hình trụ dài, thẳng hoặc hơi cong. Có nhiều vách ngăn.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh đốm xám hại cây cà chua (Cercospara fuligena Roldan)

- Bệnh tồn lưu trên tàn dư cây bệnh, ở Florida (Mỹ) bệnh còn tồn lưu trên cây Solanum nigrum L. Bào tử truyền lan trong không khí, rơi trên lá cà chua, sự xâm nhiễm xẩy ra nhanh nhưng triệu chứng được thể hiện chậm sau 2 tuần, bệnh thường xuyên xuât hiện ở các phía gốc, bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ấm vầ ẩm ở các tháng  4, 5 trên cà chua xuân hè và tháng 9, 10 trên cà chua vụ đông. Một số dòng giống cà chua như CJN1767, R - 71, CLN1624, PT4675B bị bệnh khá nặng.

4. Biện pháp phòng trừ phát sinh bệnh đốm xám hại cà chua (Cercospara fuligena Roldan)

  1. Sử dụng hạt giống sạch bệnh.

  2. Tỉa bỏ các lá bệnh, đốt bỏ xác lá cây bệnh và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau mỗi vụ mùa. Nấm có thể sống trong tàn dư cây trồng trong 3-4 năm.

  3. Thưc hiện chế độ luân canh.

  4. Trồng cây đúng mật độ, tạo khoảng cách cho cây có độ thông thoáng.

  5. Tránh tưới nước lên lá, nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt, dùng bạt phủ nông nghiệp để che phủ đất có thể hạn chế được bệnh.

  6. Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây sinh trưởng khỏe.

  7. Các loại thuốc sau có thể dùng để kiểm soát được bệnh:

Nên phun sau khi mưa và phun lặp lại sau 5-7 ngày.

Chú ý : Khi sử dụng thuốc luôn luôn làm theo chỉ dẩn trên nhãn.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả

Viết Bình luận