Tuyến trùng là gì? Tổng hợp các giải pháp phòng và trị tuyến trùng hiệu quả nhất hiện nay

 Hiện nay, Tuyến trùng phát sinh và gây hại đến rất nhiều diện tích cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cây ăn trái như ổi, cây có múi, và các loại rau củ như cà rốt, dền, …. Song thực tế cho thấy, rất nhiều bà con nông dân còn bỡ ngỡ và lúng túng với việc phòng trừ loài dịch hại này, bởi trước đây ít khi chúng ta để ý đến vì chúng không mấy khi gây hại cây trồng. Trong bài viết này, Thế Giới Nông Nghiệp sẽ cung cấp một số thông tin tìm hiểu về tuyến trùng hại cây và cách phòng trừ hiệu quả cho bà con nông dân.

Tuyến trùng là gì?

Tuyến trùng

Là dạng động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Tuyến trùng rất đa dạng về thành phần loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau và chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi.

Tuyến trùng trong nông nghiệp chia làm hai loại: tuyến trùng có lợi  tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật).

Đặc điểm

☑ Do kích thước chỉ từ 0,5 – 2 mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát chúng được thông qua kính hiển vi.

☑ Chúng sống trong các mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khối u sần hoặc bị hoại tử khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị giảm từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và chết.

 Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ ẩm đất trồng, số lượng rễ cây, kết cấu đất, độ PH và oxy trong đất…

☑ Chúng không thể tồn tại trong đất khô nhưng có thể sống được trong đất có độ ẩm 100% (loài Meloidogyne). Nếu rễ cây phát triển mạnh thì tuyến trùng có mật độ cao và ngược lại, đất có kết cấu sét nhiều thì tỷ lệ tuyến trùng ít hơn đất cát, đất có PH thấp (đất chua) mật độ tuyến trùng nhiều…

Hình thức ký sinh

☑ Nội ký sinh: bao gồm những tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên trong và chích hút các tế bào trong rễ. Hình thức này làm cho các tế bào rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.

☑ Ngoai ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất và nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ. Nhóm tuyến trùng này còn được gọi là tuyến trùng gây thối nhũng.

☑ Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui một phần cơ thể (phần đầu) vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất gây ra nốt sần cho rễ cây.

Dấu hiệu nhận biết tuyến trùng 

Dấu hiệu nhận biết tuyến trùng

Tuyến trùng tấn công trực tiếp vào bộ phận rễ của cây trồng. Một số biểu hiện ban đầu của cây như sau: cây kém phát triển, héo úa, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm.

Chúng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, còi cọc. Và những triệu chứng cũng không xuất hiện đồng đều trên toàn vườn do mật độ phân bố tuyến trùng không đều.

Không những thế, chúng còn tạo ra vết thương khác nhau trên rễ cây, gián tiếp “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn thậm chí là truyền vi rút gây hại cho cây.

Rễ cây – triệu chứng dưới mặt đất

     Triệu chứng của bệnh do tuyến trùng nốt sưng  rễ cây là rất rõ  với nhiều bướu hoặc nốt u sưng được hình thành trên hệ thống rễ của những cây bị nhiễm bệnh. Mức độ bướu rễ phụ thuộc vào 3 yếu tố là mật số tuyến trùng, loài (species) và chủng (race) tuyến trùng Meloidogyne, loài cây ký chủ và thậm chí là giống (cultivar) cây. Khi mật số tuyến trùng gia tăng thì số lượng nốt sưng cũng tăng lên và khi có nhiều tuyến trùng xâm chiếm một vùng gần nhau sẽ hình thành những nốt u sưng lớn. Loài tuyến trùng Meloidogyne hapla tạo nốt u sưng chỉ nhỏ bằng một nửa nốt u sưng do loài tuyến trùng M. incognita tạo nên trên cùng cây ký chủ. Cuối cùng là mỗi loại cây trồng có phản ứng khác nhau đối với việc nhiễm tuyến trùng gây u sưng rễ (Hình 3, 4, 5). Rễ cà rốt bị nhiễm bệnh điển hình với nhiều nốt sưng hình thành ở rễ tơ (Hình 2, 6). Bướu do tuyến trùng gây nốt u sưng trên cây xà lách giống như những hạt nhỏ (Hình 4, 7). Trên cây cỏ và hành tây, u sưng thường nhẹ và không đáng kể (Hình 8). Tùy thuộc vào loại cây trồng bị ảnh hưởng và mức độ nhiễm bệnh, những triệu chứng này thường có thể dẫn đến tổn thất kinh tế đáng kể cho người trồng.

Tuyến trùng gây u sưng rễ có phổ ký chủ rất rộng. Do đó, người nông dân khó có thể kiểm soát loại tuyến trùng này bằng biện pháp luân canh. Những vùng trồng bông bị nhiễm M. incognita thường được trồng luân canh với đậu phộng để làm giảm mật số tuyến trùng nhưng đậu phộng lại là một ký chủ ưa thích của loài M. arenaria race 1 và cả loài M. incognita. Đất canh tác của nông dân có vấn đề với tuyến trùng M. javanica thường luân canh bằng ớt chuông nhưng ớt chuông cũng là cây ký chủ của M. incognita. Hai ví dụ này chứng minh tầm quan trọng của việc cần thiết phải biết loài tuyến trùng Meloidogyne đang hiện diện để có phương thức luân canh phù hợp. Ngoài sự khác nhau về khả năng gây bệnh đối với những cây trồng chuyên biệt, người nông dân cần có hiểu biết về mức độ chuyên môn sâu hơn. Ví dụ như loài M. hapla không thể sinh sản trên những loài cây cỏ, ngược lại, loài M.graminis chỉ sinh sản trên những loài cây cỏ. Do đó, những người có đất trồng rau bị gây hại bởi  loài M. hapla có thể luân canh với ngô và lúa mì.

Những triệu chứng trên mặt đất

    Mặc dù những thiệt hại gây ra bởi tuyến trùng gây u sưng rễ chẩn đoán được đều nằm dưới mặt đất, một số triệu chứng có thể được quan sát ở phía trên mặt đất. Những cây bị ảnh hưởng nặng  thường bị héo vì bướu/u rễ làm  hạn chế khả năng hấp thu và vận chuyển nước cũng như dinh dưỡng ở các phần còn lại của cây. Những cây bị ảnh hưởng nặng có thể bị héo mặc dù nước trong đất thừa, đặc biệt là vào buổi chiều. Cây trồng cũng có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng vì bướu/u rễ làm giảm khả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng từ đất. Việc bón thêm phân sẽ không làm giảm triệu chứng vàng lá do tuyến trùng nốt sưng. Những cây bị nhiễm tuyến trùng u sưng trên đồng ruộng thường còi cọc và giảm năng suất. Đối với những cây trồng mẫn cảm như xà lách và cà rốt thì mật độ tuyến trùng ban đầu chỉ từ 2 con và < 1 trứng tuyến trùng / 1 cm đất đã gây ra thiệt hại về kinh tế. Ở mật số cao, tuyến trùng gây nốt sưng có thể giết chết cây ký chủ, đặc biệt là những cây mới trồng có ít rễ (Hình 1).

     Các triệu chứng trên mặt đất thường xuất hiện cục bộ bởi vì tuyến trùng di chuyển chậm trong đất, vùng nhiễm bệnh sẽ từ từ lan rộng từ một điểm ban đầu. Điều này dẫn đến một vùng lớn bị nhiễm thường bao quanh bởi những cây không bị bệnh (Hình 1). Biện pháp canh tác và những biện pháp vật lý khác làm di chuyển đất và cây trồng sẽ làm phát tán tuyến trùng gây u  sưng rễ.

 

Biện pháp phòng trừ

☑ Áp dụng biện pháp luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống sạch bệnh, giá thể làm bầu cây cần xử lý đảm bảo không có mầm mống bệnh…

☑ Không dọn sạch hết cỏ trong vườn nhằm phân tán, giảm bớt lực lượng của tuyến trùng tấn công vào cây trồng “mục tiêu”. Sau khi cỏ cao thì cắt bớt phần ngọn bỏ tại vườn để giữ ẩm đất vào mùa khô và tạo độ tơi xốp cho đất.

☑ Tiêu hủy các cây bị bệnh nhất là bộ rễ cần phải được dọn sạch bằng cách bỏ đốt hoặc bỏ vôi.

Biện pháp canh tác

☑ Tăng cường bón phân hữu cơ được ủ khoai mục bằng nấm trichoderma có tác dụng đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh.

☑ Dùng các loại cây có tính kháng tuyến trùng có tác dụng gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng như: Hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ, hạt cây thầu dầ,…

☑ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

☑ Không sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng (đạm, lân, kali) để thúc cây lớn nhanh mà bón bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng….

☑ Cần kiểm tra PH đất định kỳ bằng giấy quỳ tím, nhất là với cây ăn quả để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua (đây là loại đất có mật độ tuyến trùng nhiều).

Biện pháp sinh học

TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC - Thuốc Sinh Học Tiêu Tuyến Trùng Cho Cây Trồng

Tiêu Tuyến Trùng 18EC là sản phẩm gì?

Thuốc Tiêu Tuyến Trùng 18EC do Giáo sư Tiến sĩ CHANG KEUN SUNG (trường đại học Quốc gia CHUNG NAM – Hàn Quốc) sáng chế vào năm 2010.

Tiêu Tuyến Trùng 18EC là sản phẩm sinh học có nguồn gốc thảo mộc, nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Sản phẩm được chiết xuất từ tinh chất tinh dầu quế, có màu trắng sữa và mùi quế đặc trưng

Sản phẩm chuyên dùng để tiêu diệt tuyến trùng gây hại, ức chế côn trùng và nấm bệnh gây hại, cây không bệnh, luôn xanh tốt.

TÍNH NĂNG & TÁC DỤNG

Tiêu diệt tuyến trùng gây hại rễ.

Ngăn chặn sự xâm nhập của nấm bệnh gây hại.

Ức chế và xua đuổi các loại côn trùng chích hút: bọ trĩ, bọ phấn, rầy, rệp, …

 

QUY TRÌNH SỬ DỤNG

  • Cà phê: 1 lít thuốc / 100 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào) 
  • Hồ tiêu: 1 lít thuốc / 200 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào) 
  • Cà rốt, Rau, Hoa : 1 lít thuốc / 150 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào) 
  • Xử lý đất / Giá thể ( sau khi làm đất): 1 lít thuốc / 80 lít nước thuốc / 1.000 m2 (1 sào) 

LƯU Ý:

– Có thể sử dụng chung với phân bón và thuốc trừ sâu khác, trừ các sản phẩm có chứa: axít mạnh, kiềm mạnh, đồng, vôi, lưu huỳnh.
– Nếu mật độ tuyến trùng gây hại nhiều, có thể lặp lại sau 1 tháng.
– Lắc đều trước khi sử dụng.

Thuốc đặc trị tuyến trùng

Nếu đã xác định có mặt tuyến trùng trong đất và gây hại cây trồng cần khẩn trương tiêu hủy cây bị bệnh và xử lý đất trồng bằng một trong các loại thuốc hóa học sau.

1. Syngenta Tervigo 020SC – Thuốc đặc trị tuyến trùng rễ

Đặc trị tuyến trùng, ngăn ngừa thối, sưng rễ và vàng lá trên cây tiêu, cà phê, thanh long… Hiệu lực trừ tuyến trùng kéo dài, giúp cho bộ rễ khỏe, cây trồng xanh mướt, ngăn ngừa thối, sưng rễ, vàng lá.

Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí, không chứa các loại dung môi độc hại, đảm bảo an toàn cho cây trồng và môi trường đất.

Syngenta Tervigo 020SC

Thành phần: Abamectin 20g/l

Cách dùng:

✔️ Đối với cây cà phê và hồ tiêu: Pha 1-2 chai/200 lít nước, tưới đều quanh gốc cây. Nên tưới vào đầu mùa mưa, đất đã có độ ẩm hay sau khi đã tưới đủ độ ẩm cho đất.

✔️ Đối với khoai tây: Pha 150ml//bình 16L, phun 25-30 bình/ha, hoặc 200ml/bình 25L, phun 16-25 bình/ha. Phun đều quanh gốc cây vào đầu mùa mưa, khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho tuyến trùng phát triển.

Lưu ý: Ngoài cách làm trên, có thể kết hợp với Ridomil Gold với tỷ lệ 1 chai Tervigo 020SC + 2 bịch Ridolmil Gold, pha với 100 lít nước để quản lý nấm bệnh xâm nhiễm theo vết chích do tuyến trùng gây hại trước đó.

 

3. CHITOSAN SUPER – Chế phẩm sinh học chuyên trị tuyến trùng

Chitosan như một loại vắc-xin thực vật, giúp tăng khả năng đề kháng của cây trồng đối với các loại vi sinh vật gây bệnh hại: nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, virus,…

CHITOSAN SUPER

Thành phần: chất hữu cơ cao phân tử polysacarit được điều chế từ chitin (chitin có trong thành phần cấu tạo của vỏ tôm cua ).

Cách dùng: Có thể pha theo tỉ lệ: 1:3 (Trong đó: 1 phần chitosan, 3 phần gồm nước cốt quả ớt, sả và nước lọc) để làm thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Hoặc phun trực tiếp lên cây trồng, phun đều lên các mặt lá, thân, cành cây, quả…

Lưu ý: Không pha chung với men vi sinh, hoạt chất chứa đồng Oxyclorua, lưu huỳnh, Cyanua, Nano Bạc, Fosetyl Aluminium, dẫn xuất Clo, thuốc trừ sâu chứa hoạt chất phospho hữu cơ: Chlorpyriphos, Fenvalerate…

4. ECO PALI – Thuốc sinh học đặc trị tuyến trùng hại rễ

Phòng trừ tuyến trùng gây cục u, bướu làm thương tổn bộ rễ, kiểm soát tốt bệnh chết nhanh chết chậm. Kiểm soát tuyến trùng hiệu quả hơn các loại thuốc hóa học. Chỉ tiêu diệt đúng mục tiêu gây bệnh, không tiêu diệt sinh vật có lợi.

Thành phần: Paecilomyces lilacinus: 1%, mật số (cfu): 2.108/gm, chất phụ gia đặc biệt.

Cách dùng: Pha 1 lít/200 lít nước đối với những cây bị tuyến trùng nặng, hoặc 1 lít/300 lít nước với những cây bị tuyến trùng nhẹ rồi tưới đều quan gốc cây, từ tâm cho đến tán lá. Hàng năm xử lý 1 – 2 lần, vào Đầu và Cuối mùa mưa.

Lưu ý: Khi làm cần tránh mưa ít nhất 12 giờ để thuốc ngấm hoàn toàn.

5. NOKAPH 10GR – Thuốc đặc trị tuyến trùng trong đất cho cây trồng

Là loại thuốc có tác dụng tiếp xúc, đặc trị tuyến trùng và các loại sâu hại trong đất. Bảo vệ rễ tránh tổn thương, hạn chế nấm bệnh xâm nhập, gây bệnh chết chậm.

NOKAPH 10GR

Thành phần: Ethoprophos: 10%w/w và phụ gia.

Cách dùng:

✔️ Cây hồ tiêu: Liều lượng 20gr/gốc, xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 30-50cm rải thuốc xong lấp đất lại. Xử lý đầu mùa mưa, 6 tháng 1 lần.

✔️ Cây thuốc lá: 2kg/1000m², trộn thuốc theo liếp, sau 15-20 cm. Xử lý trước khi gieo trồng.

Tuyến trùng gây hại cây hồ tiêu

Dấu hiệu nhận biết

Tuyến trùng gây hại hồ tiêu

Triệu chứng thường thấy là cây cằn cỗi, là vàng vọt, héo, chót lá đen dần rồi rụng, nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy trong rễ có mụt u sần, rễ cong queo, hệ rễ phát triển kém…

Gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây, gây héo tạm thời vào mùa khô khi thiếu nước. Có nhiều u bướu trên rễ, vết thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành.

Biện pháp canh tác phòng trừ tuyến trùng trên hồ tiêu

Biện pháp canh tác phòng trừ tuyến trùng trên hồ tiêu

☑ Không nên trồng tiêu trên các vườn cà phê hoặc vườn tiêu đã trồng trước đó. Do tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh thì khi trồng cây mới sẽ bị bệnh. Đất làm vườn ươm cũng không lấy từ những vườn này.

☑ Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật. Cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.

☑ Tăng cường bón phân hữu cơ vì trong phân hữu cơ có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh (Khi bón phân tránh làm tổn thương bộ rễ của cây tiêu).

☑ Hạn chế tưới đẫm hay để nước chảy tràn trong vườn. Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh gà Green Life trộn vào đất cho hiệu quả phòng ngừa hiệu quả hơn.

☑ Hoặc dùng lá cây cúc vạn thọ ủ gốc để diệt tuyến trùng. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

Thuốc đặc trị tuyến trùng trên cây tiêu

Ngoài những loại thuốc đặc trị tuyến trùng được nêu ở trên, người dân có thể sử dụng Saburan 10GR.

Saburan 10GR

Là thuốc xử lý đất, đặc trị các loại tuyến trùng hại rễ hồ tiêu khiến cây còi cọc, sinh trưởng kém, lá vàng, chết, ngoài ra còn bảo vệ rễ, ngăn ngừa nấm hại như Phytophthora, Fusarium, Pythium, Rhizoctonia, virus… xâm nhập qua vết thương trên rễ gây bệnh chết nhanh, chết chậm, rụng lóng – chết dây, tiêu điên…

Hoạt chất: Ethoprophos

Cách dùng: 30 g/trụ, xới nhẹ quanh gốc 30 – 50 cm, sâu khoảng 10 cm, rải thuốc, lấp đất, tưới nhẹ. Nên xử lý vào đầu mùa mưa.

Tuyến trùng gây hại cà phê

Dấu hiệu nhận biết

Tuyến trùng gây hại cà phê

Khi cây bị tuyến trùng xâm hại thì rễ bị biến dạng, chuyển dần sang màu nâu, một bên rễ sẽ bị thối và bắt đầu xuất hiện các nốt sưng. Lúc này cây sẽ phát triển chậm dần, cây lùn còi cọc, không cho ra nhánh non và lá cây bị vàng.

Phòng trừ tuyến trùng trên cà phê

Đối với vườn ươm

☑ Không chọn nguồn đất đã từng có cây bị nhiễm tuyến trùng để ươm cây.

☑ Thay đổi vị trí vườn ươm ngay khi phát hiện có tuyến trùng nằm trong vùng đất ươm cây.

Đối với vườn cà phê cơ bản trồng lại

☑ Cần kiểm tra đất cũ kỹ càng, dọn sạch các tàn dư thực vật của các cây bị nấm bệnh, nhặt hết các rễ cũ còn sót lại trong vườn.

☑ Dùng biện pháp luân canh các loại cây trồng khác từ 2- 3 năm để loại trừ khả năng lây lan của tuyến trùng.

☑ Tiến hành xử lý hố trồng trước khi trồng cây con bằng cách: Đốt hố hoặc trộn 1kg vôi/hố rồi trộn vào đất, bón thêm phân chuồng để tăng độ hữu cơ cho đất.

Đối với vườn cà phê kinh doanh

☑ Tạo độ ẩm không khí và ánh sáng thích hợp cho vườn cà phê bằng cách trồng xen các cây che bóng, đai rừng chắn gió tạo năng suất ổn định cho vườn cà.

☑ Không lạm dụng bón quá nhiều phân hóa học, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng hay các chế phẩm sinh học để cải tạo đất.

☑ Hạn chế xới xáo và vét bồn trong những vườn cây đã từng bị bệnh.

☑ Những vườn cây đã bị bệnh không nên áp dụng biện pháp tưới tràn bởi nó sẽ lây lan sang các vườn cây không bị bênh.

☑ Chú ý các biện pháp kỹ thuật, chọn giống kháng bệnh ngay từ khâu gieo trồng.

☑ Thường xuyên thăm vườn và chú ý đến những cây bị vàng lá, nếu không phải do thiếu đạm thì cần đào hố và xử lý ngay những cây bị bệnh.

☑ Đối với những cây cà phê mọc xunh quanh vùng cây bị bệnh cần sử dụng các loại thuốc hóa học như Viben C50 BTN, Bendazol 50WP (0,5%, 5 lít dung dịch/gốc) tưới 2 lần cho cây, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Nên tưới nước trong mùa mưa.

Tuyến trùng hại cà chua

Dấu hiệu nhận biết

Tuyến trùng hại cà chua

Trên mặt đất, cây bị lùn cằn cỗi và chuyển màu vàng. Cây bệnh nặng có thể chết.

Dưới mặt đất, hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng.Nốt sưng bắt đầu to lên khi bệnh phát triển nặng. Lúc đầu bướu có màu trắng,sau chuyển thành nâu, cuối cùng có thể bị nát ra, khi đó rễ bị thối đen.

Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại cà chua

☑ Luân canh với cây họ Hòa Thảo trong 2-3 năm.

☑ Dọn sạch, tiêu hủy cây bị bệnh.

☑ Những ruộng bị hại nặng cần xử lý đất bằng cày đất phơi ải,bón vôi hoặc xử lý thuốc trị tuyến trùng như CAZINON 10H, Furadan 3G, chế phẩm chứa nấm Trocoderma sp..

☑ Nên trồng xen với cây trồng khác họ để hạn chế thiệt hại như cây hoa Vạn Thọ (Tagetessp.),cỏ họ Đậu: Sục sạc(Crotaria juncea).

☑ Bón nhiều phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học để cải tạo đất.

Tuyến trùng hại rễ cây lúa

Dấu hiệu nhận biết

Tuyến trùng hại rễ cây lúa

Lúa bị tuyến trùng gây hại khó biểu hiện triệu chứng trên cây ngay ngoài đồng ruộng. Bệnh xuất hiện sớm ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển và phát triển của cây lúa làm giảm chồi gốc, đẻ nhánh ít, cây lúa chuyển màu vàng, hoa ra chậm tới 14 ngày. Khi tuyến trùng xâm nhập rễ lúa biến màu vàng nâu và thối.

Biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại rễ cây lúa

☑ Có thể sử dụng đất khô và các cây trồng không phải là ký chủ của loài này như: đậu dải, đậu tương, khoai lang, cao lương, kê, bông, hành tỏi luôn canh hạn chế tuyến trùng.

☑ Sử dụng giống chống tuyến trùng là biện pháp cơ bản ở các nước trồng lúa nước như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nigeria, Việt Nam.

Tuyến trùng gây hại thân lúa

Dấu hiệu nhận biết

Trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tuyến trùng gây hại tạo ra các vết bệnh làm trắng lá và từ phần đọt bông hoặc gốc lá trở lên. Vết bệnh trên lá hoặc đọt bông chuyển sang màu xanh nâu, sau thành nâu thẫm và xoắn lại. Lá non xoắn và không trỗ thoát, thậm chí bị phá hủy, phần phía dưới chun xuống trông giống vết sâu năn.

Biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại thân lúa

☑ Đốt tàn dư sau thu hoạch ở những chân ruộng bị nhiễm nặng.

☑ Chọn đất không nhiễm tuyến trùng để gieo mạ. Tránh để gốc rạ trên đồng ruộng mọc lúa chét, lúa mọc hoang và cỏ dại ngăn chặn sự tồn tại và phát triển lây lan sang vụ sau.

☑ Không tưới nước theo rãnh hoặc mương máng chảy tràn làm lây lan nguồn tuyến trùng trên ruộng lúa.

☑ Sử dụng các loại thuốc để phòng ngừa tuyến trùng. Các loại thuốc đã có hiệu quả phòng trừ như: Tiêu Tuyến Trùng, Cabofuran, Mocap, Monocrotophos, phenazine,…

* Chú ý:

- Với các vùng đất trồng cây ăn quả nếu các yếu tố trong đất có lợi cho sự tồn tại và gây hại của tuyến trùng, tốt nhất nhà vườn nên xử lý đất bằng thuốc hóa học 2 lần/năm vào đầu và giữa mùa mưa hàng năm để giảm tổn thất cho cây trồng.

- Để thâm canh cây trồng nhất là cây ăn quả được bền vững, nông dân cần áp dụng theo quy trình VietGAP mới mang lại kết quả như mong muốn.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả