Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Măng Cụt

Măng cụt là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa thích. Măng cụt có bắt nguồn từ các nước Myanma, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… chủ yếu tập trung phát triển mạnh nhất ở các vùng quốc gia nhiệt đới gió mùa như vùng châu Á. Cây măng cụt sinh sống và phát triển ưa nhiệt đới, ẩm.

  • Măng cụt có thân cây giống thân gỗ như nhãn hay vú sữa, khá to và cao khi nhiều năm tuổi.
  • Chiều cao trung bình mỗi cây măng cụt trưởng thành khoảng 10m.
  • Cây măng cụt thuộc dạng tán rộng, tròn, nhiều cành và nhiều lớp lá dày, lá màu xanh thẫm, cỡ trung.
  • Rễ măng cụt thuộc rễ nông (chủ yếu ở trên mặt đất) và phát triển rễ khá chậm.
  • Trái măng cụt vừa lòng bàn tay, không quá to hay nhỏ.
  • Vỏ rất cứng và chát.
  • Phía cuống vỏ có 5-6 cánh trông rất đẹp mắt.
  • Ruột măng cụt chia thành các múi, có hạt bé hoặc không có hạt. Vị ngọt thanh, hơi chua rất nhẹ của măng cụt luôn để lại ấn tượng rất sâu.
  • Măng cụt ra hoa vào đợt tháng 3 hàng năm và thu hoạch từ tháng 5 tới tháng 8 hàng năm.

Măng cụt được sử dụng và ưa chuộng không đơn giản chỉ vì có hương vị ngon ngọt mà còn có nhiều công dụng cho người sử dụng. Măng cụt có các thành phần vitamin rất tốt giúp chống mệt mỏi, giảm huyết áp, cân bằng dịch dạ dày, giúp cải thiện làn da và cân bằng nhịp tim, nhịp thở… Ngoài ra, măng cụt cũng có công dụng trong làm thuốc chống viêm, chữa tiêu chảy, hen suyễn…

Măng cụt ở Việt Nam được trồng nhiều tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ – nơi có đất phù sa màu mỡ và nhiệt độ nóng ẩm quanh năm rất tương thích với điều kiện phát triển của cây.

I. Điều kiện sinh thái và phát triển cây măng cụt:

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Măng cụt không thích hợp trên đất mặn hoặc nhiễm mặn.

Măng cụt phù hợp với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 25 - 35oC, không ưa sáng nên những năm đầu trồng ra ruộng cần phải che bóng cho măng cụt.

Cây măng cụt có bộ rễ khá yếu, thường rễ chỉ nằm ở lớp đất mặt. Cây cần nhiều ánh sáng để phát triển, thân cây có thể cao trung bình từ 7 - 13m, nếu trong điều kiện thuận lợi cây có thể phát triển tới 25m.  Hoa măng cụt là hoa lưỡng tính, trong năm cây măng cụt ra hoa từ tháng 1 rải rác đến tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5 - 8.

II. Cách nhân giống cây măng cụt:

Hai cách nhân giống măng cụt phổ biến nhất hiện nay là gieo hạt và ghép cành.

Gieo hạt

Đối với phương pháp gieo hạt nên chọn những hạt to, mẩy từ những quả chín không bị sâu bệnh. Kế đó tiến hành tách bỏ phần thịt bao quanh hạt sau đó rửa sạch và đem gieo vào bầu hoặc liếp ướm cây.

Đối với bầu ươm:

  • Sử dụng giá thể chất xốp như tro trấu và xơ dừa.
  • Sau khi gieo hạt, cần tưới nước giữ ẩm và che nắng cẩn thận.
  • Khoảng 25 – 30 ngày sau hạt sẽ nảy mầm.

Đối với dùng liếp ươm:

  • Làm bằng đất nhỏ, tơi xốp và trộn thêm ít trấu lên mặt liếp.
  • Liếp có độ rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 30cm.
  • Gieo hạt cách nhau 20cm và hàng cách nhau 20 – 25cm.
  • Phủ lên một lớp đất mỏng hoặc xơ dừa, rơm… tưới nước giữ ẩm và che nắng cẩn thận.
  • Sau khi cây nảy mần khoảng 2,5 – 3 tháng thì chuyển cây sang bầu mới.

Khi cây lớn, tiến hành chuyển cây con sang bầu lớn hơn để cây phát triển rễ. Lúc này bà con cần cẩn thận để không làm tổn thương rễ của cây. Bộ rễ của cây măng cụt khá yếu nếu gây tổn thương bộ rễ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển.

Ghép cành

Đối với phương pháp ghép cành, có thể ghép giống cây quanh năm khi tiện tuy nhiên để tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa nhằm tăng tỷ lệ thành công.

Dụng cụ ghép cành bao gồm: dao ghép cành, dây nilon tự hủy, gốc ghép, cành ghép.

Lưu ý: Cần chọn những cây khoảng 2 năm tuối có trụ gốc thẳng, phát triển khỏe mạnh, không có bệnh, không bị sâu bệnh hại tấn công, ngoài ra chiều cao của cây giống cần đạt tối thiếu 60cm (tính từ mặt bầu ươm). Cành ghép nên chọn những cành có 3 – 4 cặp lá, cành khỏe, không sâu bệnh và tốt nhất là cành nên có kích thước tương đối với gốc ghép.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần ngọn tại gốc ghép cây, để lại khoảng 10 – 13cm.
  • Sử dụng dao sắc chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 2 – 2,5cm.
  • Ở cành ghép cắt bỏ 1/3 phiến lá
  • Ở phần gốc cành ghép, vát theo hình nêm dài bằng vết chẻ ở trên gốc ghép.
  • Dùng dây nilon tự hủy quấn chặt vết ghép, dùng túi nilon đủ lớn để chụp ngọn ghép lại và sau đó bộc kín ở phía dưới.
  • Khoảng 20 ngày sau, tháo túi nilon và trong khoảng 25 – 30 ngày, tháo phần dây cuốn còn lại.
  • Sau khi ghép bà con cần che nắng và tưới nước đầy đủ, khoảng 2,5 – 3 tháng thì có thể đưa ra trồng cây mới.

III. Kỹ thuật trồng măng cụt:

1.Chuẩn bị đất: nên trồng măng cụt trên mô của đất liếp, có bờ bao cống bọng để thoát nước tốt trong mùa mưa, cung cấp đủ nước trong mùa nắng.

2.Mật độ khoảng cáchmăng cụt có tán cây lớn, tán là sum xuê, do đó nên trồng thưa cây cách nhau 7-10m, mật độ 100-200 cây/ha, với khoảng cách trồng nầy cây sẽ giao tán sau 30 năm trồng.

3.Chuẩn bị mô: mô cần được chuẩn bị 1-2 tháng trước khi trồng. Mô hình tròn có đường kính 0,6 –0,8m, cao 0,3-0,5m tùy theo địa hình cao hay thấp. Đất mô nên trộn với 10-20 kg phân chuồng hoai và 200g phân NPK 15-15-15.

4.Kỹ thuật trồng: Khi cây con được 2 năm tuổi thì đem đi trồng, lúc này cây có 12-13 cặp lá và 1 cành cấp 1, khoét lỗ trên mô vừa với bầu đất, nhẹ nhàng đặt cây vào, lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữa cây không bị đổ ngã. Khi đặt cây cần cẩn thận để không bị hư rễ.

5.Trồng cây che bóng và cây chắn gió:

Măng cụt không chịu được ánh nắng trực tiếp, do đó cần che bóng cho cây trong 4-5 năm đầu. có thể trồng xen măng cụt với chuối hoặc trồng dưới tán dừa (hạn chế trồng chuối sứ vì chuối sứ có bộ rễ phát triển mạnh nên sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với măng cụt).

Cần trồng cây chắn gió cho măng cụt vì gió có thể làm hại lá và trái.

6.Tưới nước:

Bộ rễ măng cụt không có lông hút và phát triển kém cho nên cần cung cấp đầy đủ, thường xuyên cho cây trong mùa nắng và thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn. Đặc biệt giai đoạn sau trổ hoa, mang trái, nếu thiếu nước trái măng cụt nhỏ và có phẩm chất kém.

7.Tỉa cành, tạo tán:

Khi cành còn nhỏ cần tỉa bỏ các cành vượt, cành đan chéo nhau để tạo tán cho cây cân đối sau này.

Khi cây đã cho trái, sau thu hoạch cần tỉa bỏ cành sâu bệnh, giập gãy, cành vượt. Chú ý không tỉa quá nhiều làm cho gốc trơ trụi, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào gốc sẽ gây hại cho cây. Để tạo tán cho cây lùn và tròn đều thì tiến hành cắt ngọn khi cây cao 8-10 m.

IV. Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây măng cụt

V. Tỉa cành, tạo tán:

Việc tỉa cành, tạo tán cho cây sẽ tạo cho cây sự thông thoáng, tăng khả năng quang hợp, hạn chế nấm bệnh phát triển.

Trước hết bà con cần định hình tán của cây. Bà con để 1 thân cây chính, khỏe. Không giống như nhiều loại cây ăn quả khác, cần cắt bỏ ngọn cây khi còn nhỏ thì đối với cây măng cụt bà con không nên cắt bỏ ngọn khi cây còn nhỏ. Chỉ nên loại bỏ những cành vượt, cành đan, những  tán cây mọc quá nhiều.

Để tạo tán cây cân đối, khi cây còn nhỏ bà con cần  chọn 4 – 5 cành cấp 1, các cành mọc cân đối và phân bố đều quanh thân cây. Từ mặt đất lên, cành thứ nhất cách mặt đất 60 – 80cm, các cành khác cách nhau khoảng 25 – 30cm. Từ cành cấp 1 bà con để 3 - 4 cành cấp 2.

Một điểm bà con cần chú ý khi tạo tán cho cây măng cụt đó là bà con không nên để tán cây măng cụt giao nhau, tán cây cần tỉa gọn để cho đọt cây phát triển.

Việc tỉa cành của cây được thực hiện  cùng với việc tạo tán.  Đối với cây măng cụt nhỏ bà con tỉa cành đan chéo, cành sâu bệnh, cành mọc dày…. Đối với cây kinh doanh, bà con tỉa cành  vào cuối vụ. Loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già, cành không có khả năng cho trái, các cành mọc từ gốc ghép.

 VI. Sâu bệnh hại trên cây măng cụt:

1. Xì mủ, sượng trái

Xì mủ sượng trái trên cây măng cụt

 Xì mủ, sượng trái là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Triệu chứng dễ thấy là vỏ trái bị xì mủ, thịt trái bị sượng, phẩm chất giảm trầm trọng nên không còn giá trị thương phẩm. Hiện tượng xì mủ vàng làm thịt trái bị đắng, trong khi hiện tượng múi trong và sượng khiến hàm lượng đường thấp và làm tăng hàm lượng a-xít trong thịt trái; điều này làm cho thịt trái bị lạt và chua hơn thịt trái bình thường. 

Bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm trước khi thu hoạch trái khoảng 2 - 3 tuần đặc biệt là những lúc mưa lớn, liên tục. Bệnh xuất hiện làm giảm giá trị thương phẩm của măng cụt, giảm năng suất cây.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân của hiện tượng chảy mủ vàng ở trái măng cụt có thể do côn trùng cắn phá hay chích hút gây ra, hoặc do nguyên nhân sinh lý như gió mạnh làm thân, cành, rễ bị tổn thương.

Đặc biệt, thời gian 2-3 tuần trước khi chín, gặp mưa to liên tục cây hút nhiều nước một cách đột ngột làm mạch nhựa bị vỡ và rỉ nhựa ra ngoài. Nếu nhựa rỉ vào cơm trái có thể làm sượng múi, thịt trái bị hư hại, không ăn được. Một số trường hợp khi mủ chảy phía trong thì trên cuống trái có vết thâm và trên đó mọc ra nấm Phytophthora spp, như vậy có thể nấm Phytophthora spp tham gia một phần trong việc tạo nên hiện tượng chảy mủ vàng.

Bón vôi hằng năm cho cây măng cụt thì hiện tượng xì mủ, sượng trái ít xảy ra. Bà con phun CaCl2 (Calcium Chloride) trực tiếp lên trái vào tháng thứ hai và thứ ba sau khi đậu trái có thể làm giảm hiện tượng xì mủ trái măng cụt.

Biện pháp khắc phục hiện tượng xì mủ, sượng trái căn cơ nhất là xử lý măng cụt ra bông sớm vào tháng 11 để thu hoạch trong tháng 4 Dương lịch (giai đoạn chín hoàn toàn rơi vào mùa nắng). Tuy nhiên, hiện chưa có quy trình nào xử lý măng cụt ra bông ổn định. Từ các kết quả  nghiên cứu nêu trên và từ thực nghiệm, các biện pháp tổng hợp sau đây được khuyến cáo để hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái đối với măng cụt chính vụ như sau:

- Giữ độ ẩm đất ổn định dưới 50% trong giai đoạn trái măng cụt 1 tháng trước thu hoạch đến khi thu hoạch bằng cách phủ bạt lên liếp, giữ mực nước trong mương vườn cách mặt liếp ít nhất 60 cm;

- Phun trực tiếp lên trái định kì sản phẩm CAXI BO Tổng Hợp, Vinco 79. Hằng năm nên bón vôi cho cây với liều lượng khoảng 50 kg/công;

- Phun ngừa các bệnh trên trái bằng các thuốc gốc đồng;

- Tránh làm trái bị va chạm mạnh khi thu hoạch, vận chuyển.

2. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư trên trái măng cụt

Triệu chứng

 Thán thư xuất hiện nhiều ở trên lá, trái, cành của cây măng cụt, bệnh phát trển mạnh vào mùa mưa, những ngày độ ẩm cao, mưa kéo dài. Dấu hiệu nhận biết bệnh là ở trên lá, trái có những đốm màu đen trắng nhỏ bằng đầu kim, xung quanh có vòng do các tế bào cây bị hỏng tạo nên. Bệnh làm giảm khả năng phát triển của cây, làm giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm.

Tác nhân

Tác nhân là do nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây ra.

Biện pháp phòng trừ

Dùng các sản phẩm có hoạt chất diệt nấm như ATHUOCTOP 480SVitrobin 320SC, Ortiva 600SCRidoxanil 800WP Gold  để phòng và trị.

3. Bệnh Chết Nhánh

Bệnh Chết Nhánh do nấm Zignoella gorcirea. Dấu hiệu nhận biết là trên thân và cành có sự xuất hiện có những vết loét, vết u sần, đôi khi chảy nhựa, kéo theo khô cuống lá và cành, trong trường hợp bị nặng thì cây có thể bị chết.

Biện pháp phòng trừ: Bà con cắt và loại bỏ những cành bị hại nặng, những cành khô chết để hạn chế lây lan; quét nơi vết cắt bằng các loại thuốc gốc đồng, có thể kết hợp phun các loại thuốc gốc đồng lên tán lá và quét vôi pha vời thuốc gốc đồng vào gốc cây ở đầu mùa mưa.

4. Bệnh Bồ Hóng

Tác nhân gây bệnh được xác định là do nấm Capnodium sp. Triệu chứng của bệnh là bệnh phát triển với các tơ nấm màu trắng hồng bao phủ quanh các cành và chồi non. Phần phiến lá phía trên vết bệnh khô dần và chết. Bệnh phát triển khi điều kiện khí hậu chuyển sang khô.

Cách phòng trừ:  Bà con có thể phun các loại thuốc gốc đồng để phòng và trừ bệnh này.

5. Sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa tạo những đường ngoằn ngoèo trên lá

Triệu chứng: Sâu vẽ bùa trên cây măng cụt thường tấn công ở đọt non, lá non làm giảm đỉnh sinh trưởng của cây, sâu hoạt động nhiều vào buổi chiều tối. Sâu gây hại bằng cách đục các đường ở lớp biểu bì, ăn diệp lục của lá.  Sâu đục ngầm dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo.  Sâu gây hại khiến cây bị giảm khả năng quang hợp, khô và rụng lá.

Lá bị hại biến dạng chồi non chậm hoặc ngừng phát triển ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Phòng trị:

Bón phân cân đối hợp lý.

Tỉa cành và điều khiển ra chồi đồng loạt.

Phun các loại thuốc để phòng trị Sâu Vẽ Bùa trên Măng Cụt như: LUFENRON 050EC, Trigard 100SL, Confidor, Map Judo 25WP vào giai đoạn ra lá non theo liều lượng khuyến cáo.

6. Bọ Trĩ (Thrips spp.)

Triệu chứng trái bị bọ trĩ hại.

Trên hoa: Bọ trĩ chích hút làm hoa bị khô và rụng.

Trên trái: Bọ trĩ chích hút nhựa làm trái chảy nhựa tạo thành các vết sẹo trên vỏ trái, làm giảm chất lượng và giá trị trái.

Phòng trị: Tỉa cành tạo tán để vườn cây thông thoáng.

Gom và tiêu hủy hoa rụng và trái bị nhiễm nặng đem tiêu hủy. Phun các loại thuốc để phòng trị bọ trĩ: LK SETUP 75WP,  Tasieu 5.0WGSIEUBUP 200WPKarate 2.5EC, Confidor 200SL.

7. Phòng trừ nhện đỏ hại măng cụt

Triệu chứng trái bị nhện hại

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, cơ thể có màu đỏ hồng. Thường gây hại trên trái và lá măng cụt:

- Trên trái: Nhện đỏ chích hút nhựa của vỏ trái làm vỏ sần sùi như da cám. Trái bị nhện đỏ gây hại sẽ giảm chất lượng và giái trị thương phẩm.

- Trên lá: Nhện chích hút nhựa làm lá bị vàng và có thể bị rụng nếu mật độ nhện cao.

Phòng và trừ:

Phun nước với áp lực mạnh lên tán cây vào mùa nắng sẽ làm giảm mật độ nhện đỏ.

Dùng các loại thuốc để phòng trị như: ALFAMITE 15EC, Pesieu 500SC, BORNEO 11SC , Kumulus 80WGNissorun & AcimetinMap Green 8SLComite 73EC theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

VII. Thu hoạch măng cụt:

Bà con nên thu hoạch lúc trái có màu hồng, cần phải cẩn thận khi hái tránh sự va chạm khiến trái bị tổn thương, thối trái.
Sau khi thu hoạch, bà con nên bảo quản ở nhiệt độ khoảng 14 - 20oC, có thể sử dụng túi vải hoặc túi plastic.

(Nguồn: Biên tập từ Giáo trình Mô Đun Phòng Trừ Dịch Hại Cho Sầu Riêng, Măng Cụt - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn & tổng hợp từ Internet. )

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả

Viết Bình luận