Tổng hợp những loại sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Thanh Long

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI THANH LONG

i. SÂU HẠI:

1. Kiến lửa (Solenopsis geminata),

- Đặc điểm hình thái, kiến có màu nâu đỏ, chiều dài khoảng 3mm. Gây hại bằng cách đục phá gốc cây làm hư hom giống, cành non, tai lá, nụ hoa, trái non trái chín gây ảnh hưởng  đến giá trị thương phẩm.     

* Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh vườn, dọn sạch các cành cây, lá khô trong vườn để không cho kiến có nơi ẩn nâu.

- Ở những vườn bị nhiễm nặng, khi cây có nụ hoa, có thể sử dụng thuốc hóa học để trị nhưng phải đảm bảo thời gian cách li an toàn, không sử dụng thuốc hóa học trên trái một tuần trước khi thu hoạch

- Sử dụng nước đường hoặc bả dừa khô trộn với thuốc hóa học (Regent 0,3G) rãi xung quanh gốc để diệt kiến sau khi thu hoạch trái.

2. Các loại bọ xít (Cyclopelta obscura).

  - Cách gây hại:

  Bọ xít dùng vòi chích hút vào vỏ quả, tai quả gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm giảm chất lượng của quả.

* Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh vườn phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồng hoai

- Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ phát hiện nên biện pháp tốt nhất là bắt bằng tay.

  - Biện pháp hóa học: (Hiện nay chưa có thuốc đăng ký  sử dụng trên cây Thanh Long), Tạm thời nông dân sử dụng các loại thuốc hóa học như Trebon 10EC, Confidor 100 SL, Applaud 10 WP nồng độ 0,2%.

3. Ruồi vàng đục quả (Dacus dorsalis Hendel):

 - Đặc điểm: được ghi nhận xuất hiện nhiều trên một số vùng trồng Thanh Long như Tỉnh Tiền Giang, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai...Ruồi gây hại vào thời điểm quả sắp chín.

-Hình thái: Con trưởng thành là một loại ruồi màu nâu. Bụng thành trùng gần giống bụng ong và cuối bụng nhọn. Trên phía lưng của bụng có 2 vệt đậm đen hình chữ T, kích thước của ruồi có thể dài đến 7mm, con đực nhỏ hơn con cái. Ruồi cái có kim đẻ trứng dài và nhọn ở cuối bụng chọc thủng vỏ, đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả.

- Cách gây hại: Ruồi đục quả là đối tượng nguy hiểm và là đối tượng kiểm dịch rất khắc khe ở nhiều nước trên thế giới, ruồi cái chích hút vào vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ có vết chích sẻ biến màu nâu, khi trứng nở thành dòi ăn lá phá bên trong quả làm thối quả và rụng .

* Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy các trái rụng.

- Thu hoạch trái chín kịp thời.

- Áp dụng biện pháp bao trái

- Dùng thuốc dẫn dụ  có chất Methyl Eugennol (như Ruvacon, Vidubon-D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Đặt 3-5 bẫy /1,000 trụ tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào bẫy, cách 2 tuần thay thuốc một lần, nên treo bẫy đồng loạt trên diện rộng.

- Phun mồi Protein: ruồi thành trùng cần ăn (SOFRI Protein) để con cái phát triển trứng, con đực phát triển tinh trùng, Ưu điểm của phương pháp này là diệt cả ruồi cái và ruồi đực, lượng thuốc trừ sâu sử dụng ít, an toàn cho côn trùng có ích.

II. Bệnh hại:

1. Bệnh thối cành:

- Tác nhân: Do nấm Anternaria sp. gây ra

- Đặc điểm gây hại, bệnh thường sảy ra vào mùa nắng, thân cành bị thối mềm có màu vàng nâu, vết thối được bắt đầu từ ngọn xuống.

* Biện pháp phòng trừ:

- Cung cấp đủ nước cho cây vào mùa nắng.

- Tránh tưới cây vào lúc trời nắng gắt

- Bón phân cân đối

- Vườn phải thoát nước tốt

- Cắt bỏ cành bị bệnh và tiêu hủy

- Có thể dùng Score 250EC hoặc Mancozeb 80 WP, phun trừ.

(trước khi sử dụng  phải tuân thủ theo hướng dẩn trên  bao bì)

2. Bệnh đốm nâu trên thân cành:

- Tác nhân: Do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Nấm thuộc Bộ Botryosphaeriales; Họ Botryosphaeriaceae.

* Triệu chứng bệnh

 - Trên thân cành: khi mới xuất hiện, triệu chứng ban đầu là các vết lõm màu trắng (nên một số nông dân còn gọi là bệnh đốm trắng,…), sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

     - Trên quả: tương tự như trên thân cành, những đốm làm cho võ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám (rám) cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.

* Phương pháp lây lan

     Bệnh phát sinh phát triển và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, nhất là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vùng thanh long bón nhiều phân đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm nâu cây thanh long lây lan chủ yếu qua các con đường:

    - Qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của thanh long.

     - Bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước chảy và qua một số sinh vật (một số loài ốc sên, côn trùng).

  * Biện pháp canh tác

     - Vệ sinh sạch cỏ dại, tiến hành tỉa cành cho vườn thông thoáng, sạch sẽ, không để vườn quá rậm rạp.

     - Thường xuyên kiểm tra vườn, nhất là những vườn cận kề vườn bệnh và vườn um tùm, xanh tốt hoặc vào thời điểm ẩm độ không khí cao.

     - Không tưới nước vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nẩy mầm, gây hại. Không tưới phun trên tán cây.

     - Loại bỏ nhũng cành, quả bị bệnh, thu gom chôn lấp, rắc vôi bột tiêu hủy (không được bỏ cành bệnh, quả bệnh xuống nguồn nước hay vứt tại vườn).

     - Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm và sử dụng nhiều lần chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh. Tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục cũng như việc bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magie, silic để tăng sức đề kháng cho cây.

* Biện pháp hóa học:

- Vệ sinh vườn, cắt và tiêu hủy cành bệnh

- Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1 – 2 tấn/ha.

- Khi phát hiện bệnh đốm nâu mới chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng. (Ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đốm nâu hại Thanh Long) nên tạm thời sử dụng các loại thuốc đồng  (Cuprous Oxide, Copper Hydroxide, Copper Sulfate) hoặc gốc Mancozeb để phun phòng trừ bệnh; sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì

3. Bệnh thán thư:

- Tác nhân, do nấm Colletorichum gloeoprioides gây ra.

* Triệu chứng bệnh:

- Trên hoa:  bệnh làm hoa mới tượng khô đen, trái rụng

- Trên thân: bệnh gây nên những vết sưng nứt, vết nứt ăn sâu có thể làm cây chết

- Vết bệnh già:  có màu xám hay xám trắng, có những vòng đồng tâm, phần ngoài có quầng màu đen, phân cách rõ rệt phần mô bệnh và mô khỏe, viền đen thì ngã màu vàng.

* Điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa, trái, trên hoa nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị khô và rụng, trên quả già và chín có những đốm đen hơi tròn lõm vào vỏ, bệnh phát triển mạnh trong thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.

* Biện pháp phòng trừ:

- Tỉa cành cho cây thông thoáng, loại bỏ cành bị sâu bệnh, không cho cành tiếp xúc với đất.

- Tiêu hủy cành bị bệnh nặng

- Phun thuốc phòng bệnh khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển,

(như mưa nhiều) Phun thuốc: Phun thuốc: Vicarben 50BTN, Kocide 53,8 DF, Acovil 50 SC.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH BÓN PHÂN VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

Đây là khâu quan trọng  trong quá trình sản xuất cây Thanh Long theo tiêu chuẩn an toàn, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do vậy cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Lưu giữ trong hồ sơ toàn bộ loại phân bón ( phân bón gốc và phân bón qua lá)  đã được sử dụng trong vườn, gồm liều lượng bón, và thời gian bón.

- Các chủ trang trại, nhân viên, hộ gia đình phải có kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc  bảo vệ thực vật và sử dụng theo  nguyên tắc 4 đúng.

Người chịu trách nhiệm về kỹ thuật trên đồng ruộng  phải được đào tạo từ các khóa huấn luyện bài bản hoặc thuê nhà tư vấn về kỹ thuật IPM, ở bên ngoài  phải có bằng cấp về kỹ thuật.

Trong quá trình sản xuất, nếu thực hiện việc phun thuốc bảo vệ thực vật phải ghi chép lại tất cả các lần phun.

+ Khu vực được phun.

+ Ngày tháng năm phun

+ Tên người phun thuốc

+ Tên thương mại của sản phẩm và thành phần hoạt chất của sản phẩm,

+ Tên thông thường của sâu, bệnh hại hoặc cỏ dại đã xử lý thuốc.

+ Tổng lượng thuốc và nước đã sử dụng

Đây là cơ sở để chứng minh thời gian cách ly an toàn từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch.

- Chỉ pha trộn các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng tương thích với nhau và ít có nguy cơ làm tăng  mức dư lượng thuốc.

- Không sử dụng các loại hóa chất quá hạn sử dụng  hoặc cấm sử dụng.

- Rử sạch thiết bị sau mỗi lần sử dụng và nước rửa thải ra phải phải được xử lý  sao cho không gây ô nhiễm  tới sản phẩm và nguồn nức.

- Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật thừa sau khi dùng phải được bảo quản ở khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn, các loại chai lọ, túi đụng khi dùng phải được để đúng  nơi quy định không được vứt bừa bải trong vườn.

IV. THU HOẠCH

- Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng  trước khi thu hoạch 7-10 này

- Nên thu hoạch trong khoảng 28-32 ngày sau khi nở hoa để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn

- Thời điểm thu hoạch tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả mất nước làm ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

- Dụng cụ thu hoạch quả phải sắc, bén, quả sau khi cắt được đựng trong giỏ, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển về nhà đóng gói sớm, không để lâu ngoài vườn, các dụng cụ như dao, kéo,giỏ, dùng trong thu hoạch nhiều lần  phải được chùi rửa bảo quản cẩn thận

- Không đặt quả trực tiếp trên nền đất để tránh nhiễm nấm bệnh.

- Không chất quả quá đày giỏ khi vận chuyển, giỏ phải được lót bao che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào quả làm tổn thương quả.

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả

Viết Bình luận