Tìm hiểu nguyên nhân & cách phòng trừ bệnh thán thư trên cây tiêu

 

1. Triệu chứng của bệnh thán thư trên hồ tiêu

  • Trên lá xuất hiện những đốm lớn màu vàng, sau đó chuyển thành màu nâu rồi đậm dần thành màu đen
  • Hình dạng của những đốm này không nhất định.
  • Khi vết bệnh già, ở rìa vết bệnh sẽ xuất hiện những quầng sáng màu vàng ngăn cách phần mô khỏe mạnh và mô đã nhiễm bệnh.
  • Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa.
  • Bệnh thường gây hại ở đầu lá hoặc mép lá, sau đó lan rộng dần, làm lá khô đen và rụng.
  • Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể lây lan qua gié bông, gié quả làm bông và quả bị khô đen. Hoặc gây hại trên thân nhánh làm tháo đốt, khô cành.
  • Bệnh cũng có thể bùng phát kèm theo khi tiêu bị bệnh chết nhanh.

Triệu chứng bệnh thán thư trên hồ tiêu

2. Nguyên nhân của bệnh thán thư hại tiêu

Bệnh do chủng nấm có tên khoa học Colletotrichum Gloeosporioides gây ra, bệnh thường biểu hiện trên lá, đôi khi là thân và chùm quả. Chủng nấm này gây hại trên hầu hết các loại cây trồng, không riêng gì cây tiêu.

  • Bào tử nấm có thể phát tán thông qua nước mưa, gió, vết côn trùng chích hút hoặc thông qua các dụng cụ làm vườn như cuốc, xẻng, kìm bấm… Khi gặp điều kiện thuận lợi (môi trường ẩm thấp) bào tử nấm sẽ nở và phát triển thành vết bệnh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm cho bệnh lây lan nhanh chóng.

3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên tiêu

  • Vết bệnh ban đầu xuất hiện trên lá là những đốm lớn màu vàng, sau đó chuyển thành màu nâu > nâu đậm > đen.
  • Hình dáng vết bệnh thường không cố định, thường xuất hiện ở đuôi lá, mép lá.
  • Khi vết bệnh lan rộng, phần nhiễm bệnh đầu tiên sẽ bị khô đi và chuyển thành màu xám, tiếp đến là màu đen và bao quanh bởi quầng sáng màu vàng (ngăn cách phần mô khỏe và mô nhiễm bệnh).
  • Khi bệnh lây lan vào thân sẽ làm cho phần thân thâm đen, tháo đốt và khô cành.
  • Nếu bệnh lây qua chùm quả, sẽ làm cho quả bị khô đen và giảm năng suất.
  • Bệnh cũng có thể xuất hiện đồng thời khi cây bị các dấu hiệu của bệnh chết nhanh.
  • Lưu ý: Tình trạng khô viền lá – đuôi lá cũng có thể xảy ra khi cây thiếu Kali, tuy nhiên nếu khô do thiếu Kali thường ở phần tiếp giáp sẽ không có viền sáng màu vàng như nêu trên.

4. Chữa trị bệnh thán thư trên tiêu

Ngoài các biện pháp phòng trừ như vừa nêu, nếu thấy bệnh xuất hiện, bà con nên tiến hành xử lý bằng các loại thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, MetalaxylDiniconazole… chuyên dùng để đặc trị nấm, xử lý bệnh. Nên phun 2-4 lần cho đến khi sạch bệnh, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Trong suốt quá trình xử lý thuốc, vẫn đồng thời tiến hành các biện pháp loại bỏ thủ công bằng tay. Mang các bộ phân nhiễm bệnh đi tiêu hủy.

Sau khi xử lý thuốc thành công, tiến hành bổ sung chế phẩm sinh học Trichoderma để giúp cây nhanh phục hồi, tiêu diệt các mầm nấm bệnh còn sót lại.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả

Viết Bình luận