Tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây Sầu Riêng

SÂU BỆNH HẠI SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

I. SÂU HẠI SẦU RIÊNG

1. Rầy phấn (rầy nhảy, rầy trắng - Allocaridara malayensis)  

a) Nhận dạng

- Thành trùng có chiều dài 3 – 5 mm; cơ thể màu nâu lợt; cánh trong suốt; có thể sống đến 6 tháng, ít di chuyển và chỉ bay khi bị động đến. Con cái có thể sống 2-3 tuần và đẻ trên 100 trứng.

- Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục, có một đầu hơi nhọn, kích thước khoảng 1 mm. Trứng được đẻ sâu trong mô lá non còn xếp lại, đẻ thành từng đám hình vòng cung từ 8 –14 trứng. Trứng nở trong vòng 5-6 ngày.

- Ấu trùng màu vàng, có những sợi tơ sáp trắng như bông phát triển quanh thân và kéo dài ở chóp đuôi. Các sợi sáp này hay bị đứt (tạo thành bụi tơ trắng bay trong gió) và mọc lại dễ dàng. Ấu trùng có thời gian phát triển khoảng 10-20 ngày tùy vào thời tiết và dinh dưỡng của cây.  

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Rầy thường xuất hiện và phát triển mạnh vào giai đoạn cây nẩy lộc (tháng 6, 7, 8, 9). Mật độ rầy tăng nhanh trong điều kiện nhiều lộc non và ít mưa. Thành trùng và ấu trùng dễ bị rửa trôi và chết dưới vòi phun nước cao áp.

Trong vườn nếu có rầy sẽ rất dễ thấy những bụi tơ trắng bay khắp nơi vào những lúc trời nắng và có gió.

Ấu trùng và thành trùng chích hút nhựa lá non và đọt, tạo ra các đốm nâu viền vàng (giống như rỉ sắt) trên bề mặt lá, làm lá quăn queo, khô rụng dẫn tới cành bị trụi lá và khô chết. Ngoài ra rầy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, tạo thành lớp muội đen trên lá.

Nếu không chú ý phòng trừ tốt, nhất là bảo vệ đợt lộc đầu tiên sau thu hoạch, có thể bị thiệt hại nặng

Thành trùng bị hấp dẫn bởi màu vàng chanh.

c) Phòng trừ

- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dể trừ rầy (phun dung dịch urea 1% lên lá khi 10 – 15% số cây trên vườn có dấu hiệu nẩy lộc để rút ngắn thời gian bị hại và dễ phòng trừ đồng loạt).

- Dùng vòi phun áp lực cao phun nước lên tán khi lá vừa mở để diệt rầy.

- Dùng bẫy dính màu vàng treo vào các cành có rầy để diệt thành trùng.

- Bảo tồn thiên địch của rầy phấn như ong ký sinh trứng, ấu trùng và các loài ăn thịt như bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, nhện ăn thịt.

- Khi mật số rầy cao có thể dùng các thuốc như Map Jono 700WP, Confidor 100 SL phun theo liều lượng khuyến cáo.

2. Nhện đỏ: (Eutetranichus sp.)

a) Nhận dạng

- Trưởng thành màu nâu sẫm hình ô van dẹt (dài 0,4 mm, rộng 0,3 mm).

- Trứng được đẻ riêng lẻ,  hình tròn.

Thường có nhiều lứa nhện gối nhau trên vườn sầu riêng cùng một lúc.

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Nhện thường xuất hiện trong mùa khô (từ tháng 11 -  4 năm sau) và gây hại mạnh trong thời tiết khô hạn, bộc phát và lây lan nhanh gây rụng lá hàng loạt trên vườn.

Nhện đỏ ăn phần nhựa ở bề mặt lá gây ra các dãy màu trắng lấp lánh trên lá, nhiễm nặng lá bị rụng lúc còn xanh ảnh hưởng đến hoa và đậu trái của cây.

c) Phòng trừ

- Bảo tồn thiên địch của nhện đỏ gồm: nhện thiên địch, ruồi chân dài, bọ kiến, bọ rùa...

- Hạn chế dùng thuốc hóa học, giữ độ ẩm tán lá ở mùa khô.

- Khi nhện đỏ thường xuyên tăng mật số: dùng máy phun cao áp phun 1 - 2 giờ/ngày cho ướt toàn bộ tán lá. Ẩm độ trong vườn cao không thích hợp cho nhện đỏ phát triển và thuận lợi để duy trì nguồn thiên địch của nhện đỏ.

- Khi có trên 25% số lá già bị nhiễm nhện đỏ, bà con dùng luân phiên các loại thuốc: ALFAMITE 15ECFier 500SCNissorun & AcimetinWillmer 500SCMap Green 8SLB40 Super 3.6ECPesieu 500SC 

3. Sâu hại bông, cuống trái non (Orgyia postica)

a) Nhận dạng

   - Bướm màu vàng lợt, sải cánh 28-30 mm, thường đẻ trứng trên các chùm bông, mỗi con đẻ 50-60 trứng.

- Ấu trùng thuộc nhóm sâu róm có nhiều lông, ở giữa lưng có sọc đỏ, bên hông sọc vàng, đầu màu đỏ. Sâu đẫy sức dài khoảng 10 mm.

- Sâu nhả tơ kết các các bộ phận hoa bị chết (hoa, cuống hoa) cùng phân xâu lại với nhau và làm nhộng bên trong đó.

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Sâu mới nở tụ thành đàn và phân tán khi lớn lên. Ấu trùng ăn hoa, cuống hoa, cuống trái non tạo những vết đục ngoằn ngoèo trên cuống hoa hoặc cuống quả non, có thể làm đứt cuống hoa hoặc quả non. Sâu gây hại nặng ở giai đoạn trái non (tháng 2–3).

c) Phòng trừ

Do sầu riêng trổ rất nhiều hoa và chỉ đậu trái 5% số hoa nên thiệt hại do sâu đục bông không đáng kể. Tuy nhiên, nếu sâu bộc phát thành dịch và gây hại cho nhiều bông mọc ở gần thân cây hoặc ở các cành to (là những hoa sẽ cho quả ở vị trí tốt vì khó rụng khi bị gió bão sau này) thì cần thiết phải phòng trừ. Có thể dùng các loại thuốc hóa học thông thường và chú ý là tránh phun lúc hoa đang nở.

4. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Loài này gây hại bằng cách đục quả trên nhiều loại cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, nhãn, ổi, mãng cầu xiêm, mít. 

a) Nhận dạng

- Trưởng thành (bướm) có màu vàng cam và có nhiều chấm màu nâu đen rải rác khắp cơ thể (cánh, thân), sải cánh dài 2 – 2,3 cm.

- Trứng có hình elip dài 2 - 2,5 mm, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt.

- Sâu non mới nở có màu trắng sữa, đầu màu nâu, về sau chuyển thành màu trắng hơi ửng hồng, trên lưng mỗi đốt cơ thể có 4 chấm màu nâu nhạt. Sâu có 5 tuổi, sâu đẫy sức màu nâu nhạt với những đốm đen chạy dọc cơ thể, dài khoảng 1,5 – 1,8 cm.

- Nhộng màu nâu đen, nằm giữa các gai quả, có lớp phân bao phủ. Nhộng dài khoảng 1,2 – 1,3 cm nằm trong một cái kén bằng tơ, lúc đầu có màu nâu nhạt khi sắp vũ hóa có màu nâu đậm.

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

- Trưởng thành hoạt động về đêm, ngày nấp ở nơi tối hoặc mặt dưới lá cây, chúng ăn mật hoa. Con cái đẻ trứng trên vỏ trái non, sâu non nở ra thường ăn ở phần vỏ sau đó đục vào trong trái, hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc ra ngoài và hóa nhộng trên vỏ trái.

- Sâu mới nở đục vào vỏ trái (xen giữa các gai). Sâu lớn đục vào bên trong trái để lại vết phân màu nâu bên ngoài lỗ đục, phần vỏ quanh các các đốm phân bị biến vàng. Sâu gây hại từ khi trái còn non đến trưởng thành, đặc biệt hại nặng trên các chùm trái hơn là các trái đơn độc. Trái non bị hại sẽ biến dạng và rụng, trái lớn bị hại ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm đồng thời sâu hại tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công theo vết đục làm thối trái.

c) Phòng trừ

- Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển hạn chế sâu hại: giảm phun thuốc hóa học, tạo độ ẩm và chỗ ở thích hợp cho thiên địch. Có một số loài ong có thể ký sinh trứng, ấu trùng và nhộng, ngoài ra còn có các loài ăn thịt như nhện ăn thịt, kiến vàng, bọ xít săn mồi.

- Cắt tỉa và tiêu hủy các trái dính chùm, trái kém phát triển, nhiễm sâu bệnh.   

- Dùng que, cành cây nhỏ đặt vào chỗ tiếp xúc giữa các trái mọc dính nhau để ngăn tách các trái đóng cặp hạn chế thiệt hại.

- Bao trái bằng các bao chuyên dụng.

- Đặt bẫy đèn xanh đen (bóng đèn ống có ánh sáng màu xanh dương) trong vườn ban đêm để bẫy trưởng thành. Khi thấy bướm vào đèn dùng chất ly trích từ hạt xoan (neem) phun trừ: 1 kg bột hạt xoan nghiền nhỏ + 20 lít nước để dung dịch trong 24 giờ lọc bỏ bã + 2cc chất dính. Ngưng phun 10 – 15 ngày trước thu hoạch để giữ cho vỏ quả được sạch đẹp.

5. Rệp sáp phấn

a) Nhận dạng

  Có 2 loài rệp sáp phấn gây hại là Planococcus sp. gây hại trên trái và loài Pseudococcus sp. gây hại trên lá.

- Thành trùng cái không cánh, thân ngắn (3 mm), dẹt, được bao phủ bởi lớp sáp trắng, đẻ trứng thành từng ổ (100 – 200 trứng) trên trái, cành, lá. Một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng trong 14 ngày. Thành trùng đực có cánh, nhỏ hơn con cái.

- Ấu trùng mới nở màu hồng hay vàng nhạt, chưa có sáp (phấn), bò tìm chỗ thích hợp để ăn và sống.

b) Tập quán sinh sống và cách gây hại

Loài Planococcus sp. gây hại phổ biến trên các vườn sầu riêng, chúng tấn công trên trái từ khi trái còn non, bám vào cuống trái non hoặc các rãnh giữa các gai để hút dịch vỏ trái.

Nếu mật độ rệp sáp cao: giai đoạn trái non, trái sẽ bị biến dạng và rụng; giai đoạn trái lớn làm trái phát triển kém. Bên cạnh đó chất mật do rầy tiết ra thuận lợi để nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ trái bị đen, giảm giá trị thương phẩm của trái.

Rệp thường nằm im một chỗ chích hút nhựa và được kiến mang đi khắp cây và có thể vào đất sống bám trên rễ cây tạo các nốt màu đỏ tía trên rễ. Rệp gây hại nặng vào mùa khô, nhất là tháng 2 – tháng 5. Độ ẩm trong vườn thấp và nhiệt độ cao rệp sinh sản nhanh.

c) Phòng trừ

- Bảo tồn thiên địch của rệp sáp phấn là bọ rùa, ong vò vẽ.

- Dùng vòi nước cao áp rửa sạch rệp phấn khỏi trái.

- Tỉa và tiêu hủy các trái kém phát triển và nhiễm rệp nặng.

- Tránh trồng xen với các cây dễ nhiễm rệp như mãng cầu, cà phê, đu đủ, hoa dâm bụt, tre.

- Dùng thuốc phun trừ rệp sáp phấn trên trái, cành. Đề phòng kiến mang rệp xuống gốc cây bằng cách buộc các băng vải có tẩm thuốc trừ sâu vào thân cây hoặc các cành mọc từ thân, tưới thuốc vào chung quanh gốc cây. Sử dụng các loại thuốc sau theo khuyến cáo từ nhà sản xuất: Oshin 20WPCloser 500WGMap Judo 25WPConfidor 200SL 

II. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI

1. Bệnh thối gốc chảy nhựa (Phytophthora palmivora)

a) Triệu chứng

Đây là bệnh hại rất nguy hiểm trên cây sầu riêng.

- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là những vết ướt trên vỏ thân gần mặt đất, vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ những phần cao hơn. Phần vỏ cây nơi bị bệnh biến màu, thối và tiết ra nhựa cây đông đặc bên ngoài màu đỏ nâu. Phần gỗ bên trong vết bệnh cũng bị hóa nâu với những sọc ở rìa ngoài. Khi vết bệnh lan rộng và bao quanh thân, một số cành phía trên cằn cỗi, lá héo khô sau đó cành bị chết.

- Các rễ nhánh và rễ hấp thu nhiễm bệnh bị thối, khi bệnh lan rộng sang rễ chính toàn bộ cây bị chết. Triệu chứng thối rễ khó thấy hơn vì nằm ở dưới đất.

- Nấm bệnh còn gây hại trên lá và đọt non của cây. Vết bệnh trên lá là những đốm nhỏ sũng nước biến màu sau lan rộng ra có màu tối. Thường bệnh lan từ cành lên lá gây hiện tượng chết đọt.

- Trên trái bị bệnh có một vài đốm nhỏ màu nâu xám xuất hiện ở đáy quả, các đốm bệnh phát triển thành dạng tròn hay oval theo dọc chiều trái. Khi trái già dễ nứt, bị rụng trước khi chín. Nấm bệnh xâm nhập trái sầu riêng từ giai đoạn trái non đến trái già. Nếu ẩm độ trong vườn cao, vết bệnh xuất hiện những sợi nấm màu trắng.

b) Điều kiện phát sinh phát triển

Nấm tồn tại rất lâu trong đất và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhất là trong mùa mưa; lây lan qua nước, gió, tàn dư thực vật và côn trùng.

  Ngoài sầu riêng, nấm có thể ký sinh trên nhiều loài cây trồng khác (100 loài), nhất là cây cao su, đu đủ, dứa, ca cao...

Các vườn cây hay bị úng nước, mật độ dày, thiếu phân hữu cơ, không có bờ hoặc mương ngăn nước chảy tràn từ các vườn sầu riêng khác; một số cây trồng bằng hạt có sức chống chịu kém, dễ bị bệnh xâm nhập và lây lan.

c) Phòng trừ

- Chọn giống có tính chống chịu bệnh cao để dùng làm gốc ghép như giống lá quéo. Chọn cây giống tốt, không trồng quá dày.

- Áp dụng các biện pháp canh tác (tưới nước, thoát nước, bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ hoai mục) giúp cây khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu.

- Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng, tỉa và tiêu hủy các bộ phận (cành, lá, hoa, trái) bị bệnh.

- Ở những vườn trồng cây giống ươm từ hạt, nếu cây nào bị bệnh nặng và thường xuyên bị tái nhiễm thì tốt nhất là đốn bỏ và trồng bằng cây giống khác ít bị nhiễm bệnh.

- Bón vôi tăng pH của đất trên vườn lên 6,5.

- Bón nấm Trichoderma spp. để phòng bệnh: 1kg nấm + 10 kg cám gạo + 40kg phân hữu cơ hoai mục, rải hỗn hợp trên đất nơi có rễ con mọc. 

+ Trước khi trồng: 1kg hỗn hợp/ cây.

+ Cây nhỏ (< 5 tuổi) : 2 – 3 kg hỗn hợp/cây.

+ Cây lớn (> 5 tuổi) : 4 – 5 kg hỗn hợp/cây.

- Dùng thuốc hóa học:

+ Phát hiện thật sớm cây bị bệnh chảy mủ và cạo sạch vết bệnh và dùng thuốc liều lượng từ 30 – 50g/1 lít nước để quét lên vết bệnh vài lần. Có thể dùng các nhóm thuốc dưới đây tưới xung quanh gốc: Acrobat MZ 90/600 WP, Ridomil Gold 68 WP, No mildew 25 WP, Sen Vàng 6 SC, Foscy 72 WP, Fulhumaxin 6.15 SC, Super Mastercop 21 AS, Acrobat MZ           90/600 WP, …

2. Bệnh cháy lá (Rhizoctonia sp.)

a) Triệu chứng

- Ban đầu trên lá xuất hiện các đốm bệnh sẫm màu, mọng nước và có dạng bất định, sau đó lan rộng dọc theo hai mép lá, vết bệnh chuyển màu nâu sáng giống như bỏng nước sôi. Điều kiện thích hợp bệnh phát triển nhanh tạo ra các chòm lá biến màu nâu sáng, sũng nước, kết dính với nhau và hạch nấm xuất hiện trên phiến lá. Sau đó nhiều lá bệnh bị khô rụng, cành bị khô chết.

- Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở chóp lá, giữa lá hay toàn bộ bề mặt của lá. Bệnh gây trụi lá, chết cành.

- Cây con bị nhiễm bệnh thường lá ngọn bị cháy và rụng, sau đó làm khô ngọn và chết cả cây. Cây trưởng thành nhiễm bệnh làm lá non bị khô và rụng, chết ngọn, cành và nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

b) Điều kiện phát sinh phát triển

- Nấm có phổ ký sinh rất rộng, ngoài sầu riêng còn có thể gây hại trên nhiều cây trồng khác.

- Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, nhất là tháng 7– 10.

- Sợi nấm lây lan nhờ nước, gió.

- Lá nhiễm bệnh và hạch nấm rơi xuống đất, tích lũy trong đất là nguồn truyền bệnh. Nấm có thể tồn tại rất lâu trong đất.

c) Phòng trừ

- Cắt tỉa các cành sát đất (cành thấp nhất cách mặt đất 1 - 1,5 m), tỉa cành, tạo tán; tránh để vườn cây rậm rạp, giao tán quá nhiều.

- Vệ sinh, thu dọn, gom và đốt sạch các cành lá bệnh dưới tán cây.

- Bón hỗn hợp nấm Trichderma spp. vào gốc để diệt nấm.

- Bệnh nặng (trên 10% lá tiền trưởng thành bị bệnh) phun thuốc toàn bộ tán cây, có thể dùng Fulhumaxin 6.15SC, Super Mastercop 21 SL để phun.

3. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides - có tác giả cho là C. zibethinum)

a) Triệu chứng

- Là bệnh khá phổ biến, bệnh thường xuất hiện trên những lá đã trưởng thành ở khu vực từ giữa tán trở xuống mặt đất.

- Trên lá vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá hay chóp lá lan dần vào trong, dạng gần tròn hay bất định. Vết bệnh màu nâu đỏ bên trong có những đường viền gợn sóng màu nâu sậm xếp gần như đồng tâm với nhau. Vết bệnh già lợt dần màu nâu, trên đó nấm thành lập ổ trông giống đầu kim màu đen. Bệnh nặng làm lá khô cháy và rụng sớm làm cành cây trơ trụi chết khô.

- Bệnh hại cây con làm cây kém phát triển và có thể chết, bệnh không làm chết cây lớn.

Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn nẩy lộc – ra hoa và trên cây kém phát triển, nhất là trong mùa nắng hay sau khi thu hoạch (tháng 7 – tháng 12). Bào tử nấm lây lan nhờ gió, nước.

c) Phòng trừ

- Chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bón đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ, cung cấp nước đầy đủ cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Tạo vườn thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy những cành, lá bị bệnh nặng.

- Gom sạch các lá bệnh bị rụng tiêu hủy.

- Khi bệnh phát triển nặng, dùng Vitrobin 320SCMap Rota 50WP, Athuoctop 480SC

4. Bệnh mốc hồng (Corticium salmonicolor)

a) Triệu chứng

- Thường xuất hiện trên cành và thân, nhất là ở phía trên của những chỗ phân cành của cây (phần hướng lên trời) bị che kín không có ánh nắng. Vì thế, nếu ở dưới đất nhìn lên rất khó phát hiện bệnh.

- Đầu tiên, trên mặt vỏ cây có lớp tơ nấm màu trắng bò lan, sau vết bệnh chuyển dần sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây, nấm hút dinh dưỡng làm vỏ cành chỗ bị hại khô và rụng lá cả cành. Đôi khi không thấy các mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh bệnh bị khô và chết dần.

b) Điều kiện phát sinh phát triển

- Ngoài sầu riêng, nấm còn gây hại trên các cây trồng khác như: điều, cà phê, cao su, cây có múi, mãng cầu, chôm chôm ..

- Thường sau các trận mưa, bào tử nấm được phóng thích rất nhiều và lây lan theo gió. Đảm bào tử có thể nẩy mầm ở điều kiện 18 – 32oC.

- Bệnh phát triển mạnh trên những tán lá rậm rạp và che khuất lẫn nhau. Các vườn sầu riêng tiếp giáp vườn cây cao su dễ nhiễm bệnh này hơn.

c) Phòng trừ

- Trồng cây với mật độ và khoảng cách thích hợp.

- Cắt tỉa cành, tạo tán, thông thoáng vườn cây.

- Tỉa và tiêu hủy các cành nhỏ bị bệnh.

- Quét lên thân, cành bệnh bằng các thuốc gốc đồng Copperion 77WPCOC 85; Champion, Bordeaux 1%, các thuốc chứa gốc validamycine.

5. Bệnh đốm rong (do tảo Cephaleuros virescens)

a) Triệu chứng

- Trên lá có những đốm lồi hình sao màu xanh lục nhạt. các đốm này lan rộng hơn khi độ ẩm cao và đủ ánh sáng. Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của lá, vết bệnh già có màu nâu đỏ, nếu nhìn kỹ thấy nhiều sợi tơ trên 

vết bệnh, mặt dưới của vết bệnh có thể thấy mô lá bị hoại và cả sợi tảo mọc xuyên qua. Đây là giai đoạn sinh sản và lây lan bệnh. Triệu chứng ở lá không gây hại nặng chỉ làm giảm quang hợp và bẩn lá.

- Đốm bệnh trên cành có màu đỏ nâu (giống như nhung khi soi dưới kính loup), nhất là trên những cành của cây sầu riêng non (từ 1 –2 năm tuổi) ít được che bóng và nắng quá nhiều.

- Bệnh làm cành bị khô yếu, vỏ nứt nẻ, dễ tạo điều kiện cho nấm Phytopthora palmivora xâm nhập, nhất là trong mùa mưa.

b) Điều kiện phát sinh phát triển

- Bệnh phát triển quanh năm, nhất là các tháng mưa nhiều.

- Bệnh lan truyền bởi gió, nước.

- Lá già tái sinh đốm rong và lan truyền bệnh.

- Bệnh thường xuất hiện trên các lá tiền trưởng thành, lá già.

c) Phòng trừ

- Giống như bệnh mốc hồng.

III: ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CÂY SẦU RIÊNG

1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Quy mô: 01 ha. Khoảng cách 8 x 10m, Mật độ 125 cây/ha.

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Trồng mới, bón lót

Chăm sóc năm 1

Chăm sóc năm 2

Chăm sóc năm 3

1

Giống

Cây

125

0

0

0

2

Urea

Kg

 

27

54

81

3

Lân super

Kg

125

76

151

227

4

K2SO4

Kg

 

20

39

58

5

Vôi

Kg

125

125

250

250

6

Phân hữu cơ hoai mục

Kg

7.500

 

7.500

7.500

7

Chế phẩm sinh học

Kg

15

 

15

15

8

Thuốc BVTV

Kg (lít)

10

15

18

20

2. Giai đoạn kinh doanh

Quy mô: 01 ha, mật độ 125 cây/ha, khoảng cách 8m x 10m.

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

1

Urea

Kg

378

 

2

Lân super

Kg

1.687

 

3

Kali (K2SO4)

Kg

321

 

4

MgSO4

Kg

35

 

5

Vôi

Kg

500

 

6

Phân hữu cơ hoai mục

Kg

10.000

 

7

Chế phẩm sinh học

Kg

20

 

8

Thuốc BVTV

Kg (lít)

36

 

3. Định mức hệ thống tưới tiết kiệm trên cây Sầu riêng


Phương pháp tưới dưới gốc

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

1

Ống cấp 1: Ø60mm

m

300

 

2

Ống cấp 2: Ø27mm

m

1.200

 

3

Ống cấp 3: Ø 21mm

m

375

 

4

Ống cấp 4: Ø5mm

m

625

 

5

Van điều chỉnh nước Ø5mm

Cái

375

 

6

Nối Ø 5→ Ø 27

Cái

375

 

7

T Ø 60→ Ø 27

Cái

24

 

8

Khóa 60mm

Cái

5

 

9

Bít Ø 60mm

Cái

10

 

10

Bít 21mm

Cái

125

 

11

T Ø 60mm

Cái

7

 

12

T 27 Ø → 21mm

Cái

125

 

13

Khóa Ø 21mm

Cái

125

 

14

Bít Ø 27mm

Cái

24

 

15

Keo dán

Kg

1,5

 

16

Kẽm 2mm

Kg

6

 

17

Máy bơm

Cái

1

 

18

Bồn ngâm phân

Cái

1

 

19

Bồn hòa phân

Cái

1

 

20

Bộ hút phân

Cái

1

 

  1. Định mức công lao động

4.1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

Chăm sóc năm 1

Chăm sóc năm 2

Chăm sóc năm 3

1

Chuẩn bị đất trồng (đào mương, xử lý thực bì)

Công

150

0

0

 

2

Đào hố trồng và bón lót

Công

20

0

0

 

3

Trồng cây

Công

5

0

0

 

4

Làm cỏ, tỉa cành

Công

20

20

20

 

5

Bón phân (thúc)

Công

20

20

20

 

6

Vét mương

Công

0

20

20

 

7

Thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới

Công

20

0

0

 

8

Công quản lý, vận hành HTT

Công

5

5

5

 

9

Phun thuốc

Công

15

20

25

 

4.2. Giai đoạn kinh doanh

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Ghi chú

1

Làm cỏ, tỉa cành

Công

20

 

2

Phun thuốc BVTV, phân bón lá

Công

24

 

3

Bón phân

Công

20

 

4

Thu hoạch

Công

30

 

5

Đắp bồn, vét mương

Công

20

 

6

Công quản lý, vận hành HTT

Công

20

 

 

 

 

 
Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả

Viết Bình luận