Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Hiểu biết sử dụng thuốc một cách hiệu quả và bảo đảm an toàn cho người sử dụng và cây trồng có ý nghĩa quan trọng. Xin cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức rất cơ bản về sử dụng thuốc dưới đây:
- Định nghĩa
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
- Các nhóm thuốc BVTV
Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau:
2.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại.
- Thuốc trừ bệnh | - Thuốc trừ nhện |
- Thuốc trừ sâu | - Thuốc trừ tuyến trùng |
- Thuốc trừ cỏ | - Thuốc điều hòa sinh trưởng |
- Thuốc trừ ốc | - Thuốc trừ chuột |
2.2. Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
- Các dạng thuốc BVTV
Dạng thuốc | Chữ viết tắt | Thí dụ | Ghi chú |
Nhũ dầu | ND, EC | Tilt 250 ND, | Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. |
Dung dịch | DD, SL, L, AS | Bonanza 100 DD, | Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa |
Bột hòa nước | BTN, BHN, WP, DF, WDG, SP | Viappla 10 BTN, | Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù |
Huyền phù | HP, FL, SC | Appencarb super 50 FL, Carban 50 SC | Lắc đều trước khi sử dụng |
Hạt | H, G, GR | Basudin 10 H, | Chủ yếu rãi vào đất |
Viên | P | Orthene 97 Pellet, | Chủ yếu rãi vào đất, làm bả mồi. |
Thuốc phun bột | BR, D | Karphos 2 D | Dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp |
ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hạt, G: granule, GR: granule.
P: Pelleted (dạng viên)
BR: Bột rắc, D: Dust.
- Giải thích một số thuật ngữ liên quan
4.1. Tên thuốc
- Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu Basudin 10 H, trong đó Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm lượng hoạt chất và H là dạng thuốc hạt.
- Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại. Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.
- Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.
4.2. Nồng độ, liều lượng
- Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun).
- Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là kg/ha, lít/ha ).
4.3. Dịch hại: là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẫm chất nông sản. Các loài dịch hại thường thấy là sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện...
4.4. Phổ tác động: là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác động đến.
- Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Phổ hẹp: (còn gọi đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một loại thuốc trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp).
4.5. Phòng trị
- Phòng: ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong cây trồng.
- Trị: bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm nhập vào cây.
4.6. Độ độc
- LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao.
- LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.
- Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
- Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác dụng.
4.7. Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval)
Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc bảo vệ thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.
4.8. Dư lượng
Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun g (microgram) hoặc mg (miligram) lượng chất thuốc BVTV. Dư lượng được tính bằng độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước đất... Trường hợp dư lượng quá nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm (phần triệu) hoặc ppb (phần tỉ).
- Phân loại nhóm độc
Căn cứ vào độ độc cấp tính của thuốc, WHO phân chia thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: Ia (rất đôc), Ib(độc cao) II (độc trung bình) III (ít độc) và IV (rất ít độc), .
Ở Việt Nam , tạm thời theo phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng chuột phân chia thành 4 nhóm độc như sau
Phân nhóm | Ký hiệu | Biểu tượng |
Nhóm I: Rất độc | Chữ đen trên dải đỏ | Đầu lâu xương chéo trên nền trắng |
Nhóm II: Độc trung bình | Chữ đen trên dải vàng | Chữ thập đen trên nền trắng |
Nhóm III: ít độc | Chữ đen trên dải xanh nước biển | Vạch đen không liên tục trên nền trắng |
Nhóm IV: Rất ít độc | Chữ đen trên dải xanh lá cây |
|
- Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến
6.1. Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách khác nhau:
- Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn (lá cây, vỏ thân cây...) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá rồi gây độc cho sâu hại.
- Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di chuyển trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.
Ví dụ: SOUTHSHER 10EC, ASITRIN 50EC… là thuốc trừ sâu mới, có phổ tác dụng rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc
- Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả năng bay hơi chuyển sang thể khí)xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ thở qua đường hô hấp rồi gây độc cho sâu hại.
- Tác động thấm sâu: Sau khi được phun thuốc lên mặt lá, thân cây thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong lớp mô đó.
- Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Khi được phun thuốc lên cây hoặc tưới bón vào gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây.
Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được trên 6 giờ nếu có gặp mưa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian xâm nhập vào bên trong thân, lá.
- Thuốc tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì đã ngưng ngay không ăn tiếp, sau cùng sâu sẽ chết vì đói.
- Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận có phun xịt thuốc do vậy không gây hại được cây trồng.
Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc đến sâu hại là rất cần thiết, trên cơ sở đó để dùng thuốc luân phiên trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại.
6.2. Thuốc trừ bệnh
- Được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và nông sản. Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây trồng và nông sản.
- Các đường tác động của thuốc trừ bệnh:
+ T¸c ®éng trùc tiÕp: øc chÕ ph¶n øng sinh tæng hîp trong tÕ bµo cña vi sinh vËt g©y bÖnh. HÇu hÕt c¸c thuèc trõ bÖnh t¸c dông theo híng nµy
+ T¸c ®éng gi¸n tiÕp: T¨ng søc ®Ò kh¸ng cña c©y v× kÝch thÝch ho¹t ®éng cña c¸c men chèng l¹i sù x©m nhËp cña vi sinh vËt g©y bÖnh.
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnh thành 2 nhóm:
- Thuốc có tác dụng phòng bệnh: (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây).
Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb…
- Thuốc có tác dụng trừ bệnh:
Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật.
Nhiều loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh. Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, …
6.3. Thuốc trừ cỏ dại
- Thuốc trừ cỏ được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng khiến cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất nông sản.
- Phân loại thuốc trừ cỏ:
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc khi sử dụng theo đúng khuyến cáo sẽ chỉ diệt cỏ dại mà không gây hại cây trồng.
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi không trồng trọt trừ cỏ trên bờ ruộng, trừ cỏ trước hoặc sau vụ gieo trồng, trừ cỏ trên đất hoang hoá trước khi khai phá, trừ cỏ cho công trình kiến trúc ...
- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc bao gồm:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Loại thuốc này phải được dùng sớm ngay sau khi gieo khi cỏ sắp mọc trên ruộng, ví dụ: Simazine, Sofit…
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm được dùng muộn hơn để phun lên khi cỏ đã mọc đang còn non, ví dụ: Afalon, Whip S, Oneside, …
- Các đường tác động của thuốc trừ cỏ:
+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất. Ví dụ các thuốc trừ cỏ Propanil, Gramoxone…
+ Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên lá. Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực vật, thuốc được dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm. Ví dụ: Onecide, Propanil, Sirius, Afalon, Ronstar v.v…
- Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
7.1. Sử dụng theo 4 đúng
- Đúng thuốc
Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.
- Đúng lúc
Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
- Đúng liều lượng, nồng độ
Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.
- Đúng cách
Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc.
7.2. Hỗn hợp thuốc
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun.
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
- Mở rộng phổ tác dụng.
- Sử dụng sự tương tác có lợi.
- Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
- Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
- Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
* Lưu ý khi pha thuốc hỗn hợp:
- Chỉ hỗn hợp các thuốc có thể bổ sung hiệu lực cho nhau và mở rộng phổ tác dụng
- Hầu hết các thuốc có thể hỗn hợp được với nhau, trừ một số trường hợp như không hỗn hợp thuốc bordeaux (tính kiềm cao) không pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác; chế phẩm Bt không hỗn hợp với chế phẩm có nguồn gốc kháng sinh (như kasumin); thuốc trừ cỏ cho lúa hiện nay không được pha chung với nhau và với thuốc trừ sâu bệnh nếu không được hướng dẫn trên bao bì; Không phối hợp thuốc có tính acid với tính kiềm.
- Nồng độ pha chung: Giữ nguyên nồng độ mỗi loại thuốc, chia lượng nước định phun thành 2-3 phần, pha loãng 2-3 loại thuốc rồi đổ chúng vào với nhau, quấy kỹ. Pha 2 thuốc để trừ 2 đối tượng khácnhau (thuốc trừ sâu và trừ bệnh) thì bảo đảm nguyên nồng độ của 1 hoặc cả 2 loại thuốc (giảm 50% so với dùng riêng), nhưng lượng nước phun phải đủ yêu cầu.
Ví dụ: Bình bơm 12 lít pha 3 loại thuốc: Regent 800WG + Tilt – supe 300ND + Sasa 20WP, lấy 4 lít nước hòa với 1g Regent đổ vào 4 lít nước đã có 10ml Tilt -supe, sau đổ nốt 4 lít nước đã hoà 1 gói Sasa, quấy kỹ rồi đem phun.
- Pha hỗn hợp xong phải dùng ngay để tránh bị phản ứng phân huỷ. Thí dụ trên lúa có thể hỗn hợp applaud với bassa để trừ rầy nâi, padan với validacin, với fujione.
- Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị hiếu của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC, Tilt super 300 ND, Sumibass 75 EC, shepatin trừ sâu cuốn lá lúa; ametrintox trừ sâu đục thân, rầy nâu…
Chú ý: Việc pha 3 - 4 loại thuốc với nhau hiệu quả của từng loại thuốc có thể bị giảm. Nếu thấy thuốc pha hỗn hợp với nhau có hiện tượng dung dịch thuốc thay đổi theo hướng nóng lên hoặc kết tủa, chứng tỏ rằng các hoạt chất có trong các loại thuốc này phản ứng mạnh với nhau, không nên sử dụng.
- Một số loại thuốc có hiệu quả trừ sâu, bệnh trên cây trồng chính
8.1. Cây lúa
- Bệnh đạo ôn: Fuan 40EC, Trizol 20WP, Fuji-One 40EC, Beam 75WP, Tilt super 300ND,Vista, Ninja, Flash 75 WP, Kaisai 21.2 WP, Rabcide 30WP... Bệnh đạo ôn cổ bông: Các loại thuốc trên song liều lượng cao hơn và phun 2 lần trước và sau trỗ 7 ngày.
- Bệnh bạc lá: Xanthomix 20 WP, Sasa 20 WP, Batocide 12 WP.
- Khô vằn: Jinggangmeizhu 5 SL, Validacin 3 - 5 L, Vivadomy 3 - 5 D
- Thối thân, thối bẹ, lem lép hạt: Anvil 5SC, Rovrai 50 WP, Daconil 75 WP, Opus 125 SC.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Regent 800 WG, Padan 95 SP, Sattrungdan 90 BTN, Peran 50, 10 EC, Tango 800 WG.
- Sâu đục thân 2 chấm: Regent 800 WG, Padan 95 SP, Sattrungdan 90 BTN.
- Nhện hại: Comite 73 EC, Otus 5 SC, Dandy 15 EC
- Rầy nâu: Actara 25 WG, Regent 800 WG, Bassa 50 EC.
8.2. Cây lạc
- Sâu khoang, sâu xanh, câu cấu: Match 50 ND, Polytrin 440 EC, Supracide 20 EC, Kinalux 20 EC, Sherpa 25 EC.
- Sâu cuốn lá: Regent 800 WG, Padan 95 SP, Peran 50; 10 EC.
- Rệp hại lạc: Trebon 10 EC, Actara 25WG.
- Bệnh héo vàng: Daconil 75 WP, Vicacben- S 70 BTN, Vicacben 50 HP,
- Bệnh đốm lá (đốm nâu, đốm đen, đốm mạng nhện, gỉ sắt): Tilt Super 300 ND, Tilt 250 ND, Champion 77 WP, Folicur 250 EW.
8.3. Cây ngô
- Sâu đục thân: Basudin 10H, 5H, Vibam 5H.
- Rệp cờ: Actara 25WG, Trebon 10 EC
- Sâu cắn lá: Regent 800 WG, Peran 50, 10 EC.
- Bệnh khô vằn: Jinggangmeizhu 5 SL, Validacin 3 - 5 L, Anvil 5 SC
8.4. Cây mía
- Rệp bông trắng: Oncol 20 EC, Supracide 40 ND, Bi58 40 ND, Bassa 50 EC.
- Sùng trắng hại mía: Basudin 10H, 5H, Vibam 5H.
8.5. Cây rau
- Sâu khoang, sâu xanh: Vi-BT 1600WP, Sherpa 25 EC, Regent 800 WG, Match 50 EC, Decis 2.5 EC, Polytrin 440 EC, Pegasus 500 SC.
- Rầy, rệp: Actara 25 WG, Trebon 10 EC, Regent 800 WG
- Bọ nhảy hại rau: Sherpa 25 EC, Decis 2.5 EC, Polytrin 440 EC
- Dòi đục lá: Sherpa 25 EC,Regent 800 WG, Padan 95 Sp.
- Nhện hại: Comite 73Ec, Otus 5SC, Dandy 15EC
- Bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, thán thư hại rau đậu: Score 250 ND, Daconil 75 WP, Vicarben 50 HP, Anvil 5 Sc
- Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây, thán thư hại dưa: Ridomil MZ - 72WP, Champion 77WP, Daconil 75WP.
- Bệnh thối thân, lở cổ rể, cháy lá: Rovral 50 HP, Anvil 5 Sc, Validacin 5 L
8.6. Cây Cam, chanh
- Sâu vẽ bùa, sâu nhớt: Bassa 50 EC, Polytrin 440 EC, Callous 500EC
- Rầy, rệp: Trebon 10 EC, Decis 2.5 EC, Supracide 50EC, Sherpa 25 EC.
- Nhện hại: Comite 73Ec, Otus 5SC, Dandy 15EC
- Bệnh chảy gôm: Ridomil MZ - 72WP, Aliette 80WP.
Nguồn: Hội Làm Vườn Việt Nam - http://www.vacvina.org.vn