Tổng hợp những loại sâu bệnh chính hại Cam Sành và biện pháp phòng trừ

SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Áp dụng các biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ngay từ đầu vụ. Tuân thủ 4 nguyên tắc của IPM:

1. Trồng cây khỏe;

2. Bảo tồn thiên địch;

3. Thăm đồng thường xuyên;

4. Nông dân là chuyên gia.

1 Biện pháp canh tác

Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, bảo tồn thiên địch…

+ Giống tốt: Chọn giống sạch bệnh, năng suất cao, phẩm chất tốt. Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai địa phương,

+ Thiết kế vườn: Khoảng cách thích hợp, tận dụng ánh sáng đầy đủ cho cây, thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Vệ sinh vườn và cỏ dại tốt.

+ Tỉa cành, nhằm loại bỏ cành yếu, sâu bệnh, cành sà gần mặt đất… tạo điều kiện cho ánh sáng len vào trong cây.

+ Bón phân: Chú trọng các loại phân hữu. Bón cân đối NPK, ngoài ra cần bổ sung thêm phân trung lượng và vi lượng cho cây.

2. Biện pháp sinh học

Đây là biện pháp sử dụng thiên địch (ăn mồi, ký sinh và vi sinh vật gây bệnh) để khống chế sự bộc phát của dịch hại, tạo sự cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên.

3. Biện pháp hoá học

Thuốc bảo vệ thực vật chỉ sử dụng khi dịch hại bùng phát và gây hại nặng đến cây trồng. Nhưng nó có thể mang lại rất nhiều hậu quả như huỷ diệt thiên địch, bộc phát dịch hại kháng thuốc, tái phát dịch hại và gây ô nhiễm môi trường.

I. SÂU HẠI

1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)

a. Đặc điểm nhận dạng

Trưởng thành sâu vẽ bùa là một loại ngài nhỏ, cơ thể dài 2-3 mm, sải cánh rộng 4-5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài.

b. Tập quán sinh sống

Vòng đời có thể từ 14-17 ngày cũng có thể kéo dài hơn. Trưởng thành sống ít hơn 1 tuần, trưởng thành cái bắt đầu đẻ sau khi bắt cặp 24 giờ.

Sâu vẽ bùa thường xuất hiện vào đầu mùa mưa hay giai đoạn cây ra lá non. Lá bị gây hại nhiều có hiện tượng quăn queo.

c. Biện pháp phòng chống

- Tỉa cành, cho cây ra chồi tập trung. Nuôi kiến vàng.

- Phun dầu khoáng (D-C Tronplus,...). Nên phun lúc chồi khoảng 2 - 4 cm.

- Phun thuốc: Ababetter 1.8 EC, Abakill 10 WP, Vibamec 1.8 EC, Altivi 0.3 EC, Aztron DF…

2. Nhện đỏ (Panonychus citri)

a.Đặc điểm nhận dạng

+ Con cái có hình ô van màu đỏ sẫm, thân dài khoảng 0,4mm. Lông trên lưng dài mọc trên u lông.

+ Con đực có cơ thể nhỏ hơn, nhưng chân dài hơn.

+ Nhện non mới nở có màu trắng vàng, tuổi 2 màu nâu đỏ, tuổi 3 màu đỏ sẫm.

b. Tập quán sinh sống và cách gây hại

- Nhện đỏ sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ (khi mật độ cao sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả). Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc không ra lộc.

- Nhện đỏ chích hút trái gây hiện tượng “da cám”.

- Nhện đỏ phát sinh quanh năm. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 250C. Nhiệt độ trên 35 - 400C không thích hợp, chúng có thể bị chết hàng loạt.

- Mưa nặng hạt kèm theo gió to có thể rửa trôi nhện hại.

c. Biện pháp phòng chống

- Phun tưới lá bằng vòi cao áp để hạn chế nhện.

- Khi nhện phát triển nhiều phun dầu khoáng (DC Tron Plus 98.8EC, Citrole 96.3 EC, SK Enspray 99 EC) và các thuốc đặc trị như Abapro 1.8 EC, Binhtox 3.8 EC, Comite 73 EC...

3. Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood)

a. Đặc điểm nhận dạng:

- Bọ trĩ trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 0,8-1mm, cánh màu vàng cam, hai bên rìa cánh có nhiều lông nhỏ dài.

b. Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bọ trĩ thường chích hút và gây hại trên bông, lá non và trái ở giai đoạn phát triển ban đầu đến trái gần già, lá bị nặng sẽ có hiện tượng xoăn, trái thường có hiện tượng xoay vòng quanh cuống màu rỉ sắt.

c. Biện pháp phòng chống

Dùng nước tưới phun lên cây hạn chế mật độ bọ trĩ.

Khi bọ trĩ phát triển nhiều dùng thuốc nên dùng luân phiên các loại như: Catex 1.8 EC, Silsau 3.6 EC, Lutex 0.5 EC, Actara 25 WG, Scout 1.6EC, …

4. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)

a. Đặc điểm nhận dạng

- Trưởng thành là 1 loài rầy nhỏ, có thân dài 2-3 mm, toàn thân màu xám tro, hơi phớt màu xanh, cánh màu trong đục có nhiều đốm nâu nhỏ.

b. Tập quán sinh sống và gây hại

Trưởng thành thường chích hút trên các lá non, bánh tẻ hoặc dọc theo gân lá. nâu.

Những cây ra lộc quanh năm thường bị gây hại nặng. Nhiệt độ thích hợp cho rầy chổng cánh phát sinh và gây hại là 28-300C, ẩm độ 80-85 %.

c. Biện pháp phòng chống

- Loại bỏ những cây bị bệnh vàng lá Greening.

- Tỉa cành, bón phân thích hợp điều khiển đọt ra tập trung để theo dõi và phát hiện rầy.

- Dùng bẫy màu vàng để phát hiện diệt rầy, dùng dầu khoáng để phòng trị.

- Nuôi kiến vàng. Trong tự nhiên có ong kí sinh, bọ rùa khống chế rầy.

- Trồng giống sạch bệnh. Không trồng cây nguyệt quế, cần thăng, kim quít trong vườn vì đây là cây rầy chổng cánh ưa thích nhất.

- Dùng các loại thuốc sâu khi thật sự cần thiết: Dibamec 1.8EC, Butal 10WP, Sevin 43FW, Oshin 20WP, Actara 25WG, Sunchlorfon 90SP.

II. BỆNH HẠI CÂY CAM

1. Bệnh vàng lá gân xanh (Greening hay Huanglongbing)

a. Tác nhân: Do vi khuẩn gram âm Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn của cây

b. Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh lan truyền do 2 nguyên nhân:

- Dùng mắt ghép từ cây mang mầm bệnh.

- Qua môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh.

c. Biện pháp phòng chống

- Trồng giống cây sạch bệnh, không dùng mắt ghép, gốc ghép, chiết cành từ cây bị bệnh.

- Cây, cành mới chớm bệnh phải cắt tiêu hủy ngay. Cho cây ra đọt non tập trung để dễ phát hiện và phòng trừ.

- Trồng cây chắn gió hạn chế di chuyển của rầy.

- Sử dụng bẩy màu vàng để theo dõi phát hiện rầy. Nuôi kiến vàng trong vườn.

- Khử trùng dụng cụ cắt tỉa.

- Nhổ bỏ những cây nhiễm bệnh, tiêu hủy tàn dư.

- Cây mới chớm bệnh phun CuSO4 + ZnSO4 + MgSO4 (30g mỗi loại/10 lít nước) phun 10 - 15 ngày/lần đến khi phục hồi.

-  Diệt trừ rầy chổng cánh để ngăn chặn sự lây lan truyền bệnh.

2. Bệnh thối gốc chảy nhựa

a. Tác nhân: Do nấm Phytophthora citrophthora P. parasitica.

b. Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa. Nấm bệnh lưu tồn trong đất khi gặp điều kiện ẩm độ tốt hay trời có mưa to, tấn công mạnh lên các phần của cây qua vết nứt hay vết thương.

c. Biện pháp phòng chống

- Dọn sạch tàn dư, tránh mầm bệnh lưu tồn.

- Không để đất quá dẻ chặt, thoát nước tốt, bón thêm phân chuồng (đất tơi xốp, vi sinh vật đối kháng, cây dễ hấp thu phân).

- Xén bỏ các cành quá gần mặt đất, tỉa cành cho vườn thông thoáng, tránh gây vết thương cho cây (bệnh lây qua dụng cụ làm vườn…).

- Hạn chế côn trùng, động vật leo trèo.

- Diệt các côn trùng ở đất mà có hiện tượng di chuyển lên cây, đặc biệt là mối.

- Cây cao khi muốn leo trèo thì chân phải giữ sạch sẽ (mang giầy hay dép khi vào vườn, leo trèo thì tháo giầy dép ra).

- Sử dụng cây khỏe mạnh, sạch bệnh, dùng giống chống chịu.

- Quản lý tốt vườn ươm cây giống. Thiết lập vườn cây mới trồng thích hợp.

- Bón vôi: 1 - 3 tấn/ha/năm. Quét vôi quanh gốc.

- Chăm sóc cây khỏe tăng sức chống chịu bệnh. Rào cách ly vườn cây.

- Phủ gốc trong mùa khô.

-Thoát nước tốt. Tưới nước đầy đủ.

- Bón phân thích hợp. Bón phân hữu cơ hoai 20 - 30 kg/cây phân chuồng (gà, bò…) đã ủ hoai mục

- Định kỳ hàng tháng sử dụng chế phẩm vi sinh vật là nấm đối kháng Trichoderma sp., để phòng bệnh.

- Phun thuốc phòng: Champion 77WP, DuPontTM KocideÒ                     46.1 WG …

- Phun thuốc trị: Acrobat MZ           90/600 WP và kết hợp bôi thuốc trên vết bệnh…

3. Bệnh loét (Canker)

a. Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây ra.

b. Điều kiện phát sinh phát triển

Vi khuẩn thường tấn công trên các lá non, cành non hay trái non qua vết thương cơ học hay các vết tấn công do côn trùng gây ra như sâu vẽ bùa, ấu trùng sâu bướm phượng.

  Bệnh gây hại tất cả các phần trên mặt đất. Đặc biệt trên cành non, lá non và quả.

c. Biện pháp phòng chống

- Chọn giống sạch bệnh, có tính chống chịu.

- Vệ sinh vườn, tỉa lá bệnh đem tiêu hủy, loại trừ triệt để trong mùa khô.

- Bón nhiều phân chuồng tạo hệ vi sinh vật đối kháng phong phú thì sự lưu tồn cuả vi khuẩn nầy nhanh hơn.

- Khi cây bị bệnh dùng thuốc: DuPontTM KocideÒ 46.1 WG, Kasuran 50WP, Batocide 12 WP…

4. Bệnh ghẻ (Scab)(Ghẻ nhám, ghẻ lồi)

a. Tác nhân: Do nấm Sphaceloma fawcetii var. scabiosa gây ra.

Lúc đầu tiên là các chấm nhỏ trong mờ, sau đó tạo thành nốt nhô lên như mụn ghẻ, hình thù không đều, màu vàng nâu. Các vết bệnh gần nhau liên kết lại làm biến dạng bộ phận nhiễm bệnh.

b. Điều kiện phát sinh phát triển

Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non, đã bị nhiễm bệnh. Sau đó, các bào tử nấm trong điều kiện thuận lợi ẩm độ cao, nhiệt độ từ 25-30oC nẩy mầm và theo gió, nước mưa lây lan bám vào mặt cành lá non, quả non gây hại, kể cả những quả vừa mới đậu.

Bệnh thường phát triển nhiều vào mùa mưa.

c. Biện pháp phòng chống

- Phun phòng bệnh cây con ở vườn ươm.Trồng cây giống sạch bệnh.

- Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

- Cắt bỏ và tiêu hủy những cành lá bị bệnh, hạn chế mầm bệnh lây lan.

- Bón phân hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra chồi non liên tục.Giảm lượng phân đạm bón cho cây, ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.

- Phòng trừ bằng thuốc gốc đồng theo định kỳ 15-20 ngày/ lần. Có thể dùng Topsin-M 50SC, Bemyl 50 WP…

5. Bệnh thán thư (Anthracnose)

a.Tác nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.

b. Điều kiện phát sinh phát triển

Trên lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nâu, sau lớn dần hình hơi tròn, chung quanh có viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu vàng nhạt, trên đó có nhiều chấm đen nhỏ li ti xếp thành các vòng tròn đồng tâm, đó là các bào tử nấm. Bệnh xuất hiện trên cành và cả hoa. Đọt non bị thối đen, rũ xuống rồi héo khô, cành lớn cũng bị khô.

Trên trái là quan trọng hơn cả; trên trái non dễ bị rụng, trên trái lớn vết bệnh tròn có màu nâu lõm vào trong vỏ trái.

Nấm bệnh phát triển và lây lan mạnh trong mùa mưa.

c. Biện pháp phòng chống

- Cắt tỉa cành tạo thông thoáng vườn.

- Tiêu hủy cành, lá và quả bị bệnh nặng.

- Không nên tưới nước lên tán lá.

- Khi bệnh mới phát sinh phải phun thuốc gốc đồng, Daconil 500SC …

6. Bệnh vàng lá thối rễ

a. Tác nhân, triệu chứng: Do nhiều loại nấm gây ra như nấm Phytophthora sp, Fusarium sp…

Triệu chứng điển hình là lá cam vàng, gân lá cũng vàng luôn (khác với bệnh vàng lá greening là gân lá xanh), rễ non và cả rễ lớn thối nâu, cành lá không được cung cấp dinh dưỡng dẫn đến biến vàng. Khi cây nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, cây thường suy yếu, đề kháng kém dẫn đến thiệt hại nặng.

b. Điều kiện phát sinh phát triển

-  Nấm Fusarium solani xâm nhập qua vết thương cơ giới, do tuyến trùng và côn trùng.

-  Vùng đất có thành phần sét cao dễ bị oi nước nên dễ làm thối rễ, nấm bệnh dễ xâm nhập.

-  Tuyến trùng và các loại côn trùng như rệp sáp, dế nhũi cắn phá rễ tạo vết thương.

-  Cây có múi và các loại cây ăn trái khác xử lý ra hoa bằng biện pháp tạo khô hạn nên sau thời gian xiết nước, khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh.

-  Đất trồng bón nhiều phân hóa học, ít bón vôi, pH đất thấp nấm bệnh phát triển mạnh.

- Từ khi nấm bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.

c. Biện pháp phòng chống

- Đào mương, xẻ rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa nhằm tránh ngập úng cục bộ trong vườn cam. 

- Bón vôi hàng năm cho vườn cây 1-2 kg/gốc/năm.

- Sử dụng nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm Trichoderma, Stretomyces để giúp cân bằng hệ sinh vật đất, hạn chế nấm gây bệnh.

- Trồng cỏ giúp che phủ đất và bốc thoát hơi nước trong mùa lũ và giữ ẩm cho mùa nắng (tránh để cỏ quá cao, cạnh tranh dinh dưỡng với cây cam).

`- Khi trên vườn đã và đang xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ nên sử dụng thuốc gốc Metalaxyl, 2-3 lần, sau đó sử dụng nấm đối kháng trở lại. Nên tưới thuốc kích thích ra rễ trở lại hoặc tăng lượng phân lân.

7. Bệnh nấm hồng

a. Nguyên nhân, triệu chứng

Tác nhân gây bệnh do nấm Corticium salmonicolor (Pellicularia salmonicolor).

Ban đầu vết bệnh ở bề mặt vỏ cây, sau đó ăn vào phần vỏ cây và tạo nên vết nứt. Tơ nấm phát triển rất dày và có các mụn ở đầu tơ nấm màu hồng đây là điểm đặc trưng của bệnh.

b.Điều kiện phát sinh, phát triển:

Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, gây hại nặng ở những vườn trồng dày, những vườn chăm sóc kém.

c.Biện pháp phòng chống:

- Trồng mật độ vừa phải.

- Bón phân cân đối, hợp lý và tăng cường sử dụng hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma.

- Quản lý nguồn nước tưới, tránh mầm bệnh lây lan, tránh tưới phun lên tán cây khi trong vườn có mầm bệnh.

- Tỉa cành, tạo tán giúp vườn cây thông thoáng và thu gom tất cả tàn dư sau khi cắt tỉa hoặc sau thu hoạch để giảm mầm bệnh trong vườn.

- Phun thuốc gốc đồng để diệt mầm bệnh vào mùa nắng, cắt tỉa, loại bỏ cành bệnh ra khỏi vườn và đốt bỏ nhằm làm giảm áp lực bệnh.

8. Bệnh vết dầu

a. Tác nhân: do nấm Mycosphaerella citrigây ra.

- Bệnh xảy ra trên lá non, lá già và trái.

- Triệu chứng ban đầu là những đốm trong nhỏ ở mặt dưới của lá sau đó chuyển sang màu vàng. Các đốm bệnh này phát triển rộng hơn chúng có màu nâu sáng, bóng và hơi khô, bệnh nặng làm cho lá bị rụng.

b. Điều kiện phát sinh bệnh: Bệnh gây hại nhiều trong mùa mưa, ẩm độ cao, vườn trồng dày.

c. Biện pháp phòng chống: Tương tự như bệnh nấm hồng.

9. Tuyến trùng hại rễ

a. Tác nhân: Do tuyến trùng (có 2 loại nội ký sinh và ngoại ký sinh)

Có 2 loại tuyến trùng:

Tuyến trùng gây bệnh rễ (Pratylenchus spp.) tấn công lên vỏ rễ làm cho vỏ rễ bị thối đen (giống thối rễ do Phytophthora). Loại này có thể tấn công tất cả các giai đoạn của cây và hoàn tất vòng đời trong rễ cây. Khi thiếu thức ăn thì chúng vào đất và tìm thức ăn ở rễ mới.

b.Điều kiện phát sinh phát triển

Tấn công vào mô cuả rễ; ¼ khúc sau của thân lại nằm trong đất. Trứng đẻ dính chùm vào nhau (khoảng 100 trứng) trong đất, khoảng 12 ngày thì nở, ấu trùng có thể đi sâu vào đất đến 3m tìm rễ mới để ăn.

c. Biện pháp phòng chống

Bón phân đạm vừa phải.

Tăng cường kali và phân chuồng hoai.

Vườn thoát nước tốt.

Có thể dùng thuốc hóa học thuộc nhóm Cytokinin (Zeatin), Diazinon, Ethoprophos…hạn chế tuyến trùng.

Tư vấn kỹ thuật: 0986.961.117

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả

Viết Bình luận